Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh gồm những giấy tờ gì? Nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh được xác nhận khi đủ các điều kiện nào? Giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh hết hiệu lực sử dụng khi nào?

Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ Điều 19 Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh:

Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

1. Các giấy tờ quy định tại Điều 13 Thông tư này.

2. Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp và danh mục kỹ thuật chuyên môn đã được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế phê duyệt.

3. Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh gồm những giấy tờ sau:

- Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;

- Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo:

+ Nếu quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh, phần lời, phần nhạc;

+ Nếu quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo không phải báo nói, báo hình thì phải có 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu kèm theo file mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo;

+ Nếu quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện thì phải có thêm các tài liệu sau: mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực, chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian, địa điểm tổ chức; nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên.

+ Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt.

- Trường hợp đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị được ủy quyền thì phải có các giấy tờ sau đây:

+ Văn bản ủy quyền hợp lệ;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thư­ơng nhân n­ước ngoài của đơn vị được ủy quyền.

- Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo:

+ Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng Anh. Bản dịch tiếng Việt phải được đóng dấu xác nhận của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;

+ Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt và kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng nước ngoài. Bản dịch tiếng Việt phải được công chứng theo quy định của pháp luật.

- Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo;

- Danh mục kỹ thuật chuyên môn đã được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế phê duyệt.

- Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh được quảng cáo trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ hành nghề.

Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)

Nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh được xác nhận khi đủ các điều kiện nào?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh:

Điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

1. Phải đủ điều kiện quảng cáo quy định tại Điểm e Khoản 4 Điều 20 của Luật quảng cáo, cụ thể như sau:

a) Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề mà pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh quy định bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề.

2. Nội dung quảng cáo phải theo đúng quy định tại Điều 9 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP.

3. Có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

4. Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền bằng văn bản.

Như vậy, nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh được xác nhận khi đủ các điều kiện sau:

(1) Có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

- Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh đối với cơ sở khám chữa bệnh;

- Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đối với người hành nghề mà pháp luật về khám chữa bệnh quy định bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề.

(2) Nội dung quảng cáo phải theo đúng quy định như sau:

- Nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh phải phù hợp với Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh hoặc Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh;

- Quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh phải có các nội dung sau đây:

+ Tên, địa chỉ của cơ sở khám chữa bệnh nơi được cấp phép hoạt động;

+ Phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật chính ghi trong Giấy phép hoạt động hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền về y tế cấp phép;

(3) Có đủ hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh.

(4) Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên giấy phép hoạt động khám chữa bệnh hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên giấy phép hoạt động khám chữa bệnh ủy quyền bằng văn bản.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh hết hiệu lực sử dụng khi nào?

Căn cứ khoản 6 Điều 23 Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định các trường hợp hết hiệu lực sử dụng của giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm:

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đình chỉ hoạt động;

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp lại giấy phép hoạt động do thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn có liên quan đến dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh thực hiện đến ngày 01/7/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 26 tháng 10 là ngày gì? Điều dưỡng có bắt buộc có giấy phép hành nghề không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh thực hiện đến ngày 30/6/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thiết bị y tế xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa áp dụng từ ngày 16/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 17/2024/TT-BYT quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Các sản phẩm, hàng hóa nào được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục dược liệu độc làm thuốc áp dụng từ ngày 10/10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở khám chữa bệnh không hoạt động bao lâu thì bị thu hồi giấy phép hoạt động?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh được cấp lại trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh có thời hạn bao lâu? Hết hạn có được gia hạn không?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;