Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là gì?

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm?

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là gì?

Tại Điều 22 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là:

- Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;

- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;

- Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;

- Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là gì? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm?

Tại Điều 4 Thông tư 48/2015/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 5 Thông tư 17/2023/TT-BYT quy định về cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra như sau:

Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra

1. Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm gồm:

a) Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.

b) Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp tỉnh;

c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp huyện; giao Phòng Y tế, Trung tâm Y tế hoặc Cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn;

d) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.

2. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quy định tại Điều 69 Luật An toàn thực phẩm.

3. Đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm quyết định thành lập có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 70 Luật An toàn thực phẩm.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm bao gồm:

- Cục An toàn thực phẩm;

- Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;

- Phòng Y tế, Trung tâm Y tế hoặc Cơ quan chuyên môn tham mưu;

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Trạm Y tế xã.

Khi nào kiểm tra an toàn thực phẩm đột xuất?

Tại Điều 8 Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định về việc kiểm tra đột xuất như sau:

Kiểm tra đột xuất

1. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra đột xuất trong các trường hợp sau:

a) Khi có dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố về an toàn thực phẩm; các đợt kiểm tra cao điểm và yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên;

b) Khi có cảnh báo của tổ chức trong nước, nước ngoài và các tổ chức quốc tế liên quan đến an toàn thực phẩm;

c) Theo phản ảnh của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến an toàn thực phẩm.

2. Cơ quan kiểm tra không phải thông báo trước việc kiểm tra cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.

Như vậy, việc kiểm tra an toàn thực phẩm đột xuất được thực hiện khi:

- Khi có dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố về an toàn thực phẩm; các đợt kiểm tra cao điểm và yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên;

- Khi có cảnh báo của tổ chức trong nước, nước ngoài và các tổ chức quốc tế liên quan đến an toàn thực phẩm;

- Theo phản ảnh của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến an toàn thực phẩm.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai áp dụng từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy áp dụng từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục 15 gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm Y tế xã áp dụng từ ngày 19/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ toàn bộ 4 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế áp dụng từ ngày 15/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
3 Biện pháp can thiệp giảm tác hại trong phòng lây nhiễm HIV theo Nghị định 141?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh thực hiện đến ngày 01/7/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 26 tháng 10 là ngày gì? Điều dưỡng có bắt buộc có giấy phép hành nghề không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh thực hiện đến ngày 30/6/2026?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;