Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn EU-GMP?

Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn EU-GMP? Xây dựng danh mục thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn EU-GMP phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn EU-GMP?

Ngày 16/4/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 03/2024/TT-BYT quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng, ban hành và công bố danh mục thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp.

Thông tư 03/2024/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 16/4/2024 đồng thời thay thế Thông tư 03/2019/TT-BYT và Điều 1 Thông tư 15/2022/TT-BYT.

Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BYT quy định danh mục 93 thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU - GMP hoặc tương đương EU - GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế về chất lượng, giá, khả năng cung cấp:

STT

(1)

Tên hoạt chất

(2)

Nồng độ - Hàm lượng (3)

Dạng bào chế (4)

Đơn vị tính (5)

Nhóm tiêu chí kỹ thuật (6)

1

Acyclovir

400mg

Viên

Viên

2

2

Acyclovir

800mg

Viên

Viên

2

3

Albendazole

400mg

Viên

Viên

2

4

Allopurinol

300mg

Viên

Viên

2

5

Amisulpride

100mg

Viên

Viên

2

6

Amisulpride

200mg

Viên

Viên

2

7

Atenolol

50mg

Viên

Viên

2

8

Atorvastatin

10mg

Viên

Viên

2

9

Atorvastatin

20mg

Viên

Viên

2

10

Bambuterol hydrochloride

10mg

Viên

Viên

2

11

Betahistine dihydrochloride

16mg

Viên

Viên

2

12

Bisoprolol fumarate

5mg

Viên

Viên

2

13

Bisoprolol fumarate

2,5mg

Viên

Viên

2

14

Bisoprolol fumarate

10mg

Viên

Viên

2

15

Carvedilol

12,5mg

Viên

Viên

2

16

Cefazolin

1g

Thuốc tiêm

Lọ

2

17

Cefepime

1g

Thuốc tiêm

Lọ

2

18

Cefepime

2g

Thuốc tiêm

Lọ

2

19

Cefoperazone

1g

Thuốc tiêm

Lọ

2

20

Cefoperazone

2g

Thuốc tiêm

Lọ

2

21

Cefoperazone; Sulbactam

500mg; 500mg

Thuốc tiêm

Lọ

2

22

Cefoperazone; Sulbactam

1g; 500mg

Thuốc tiêm

Lọ

2

23

Cefoperazone; Sulbactam

1g; 1g

Thuốc tiêm

Lọ

2

24

Cefotaxime

1g

Thuốc tiêm

Lọ

2

25

Cefotaxime

2g

Thuốc tiêm

Lọ

2

26

Cefotiam

1g

Thuốc tiêm

Lọ

2

27

Ceftazidime

1g

Thuốc tiêm

Lọ

2

28

Ceftazidime

2g

Thuốc tiêm

Lọ

2

29

Ceftazidime

500mg

Thuốc tiêm

Lọ

2

30

Ceftizoxime

1g

Thuốc tiêm

Lọ

2

31

Ceftriaxone

1g

Thuốc tiêm

Lọ

2

32

Cefuroxime

750mg

Thuốc tiêm

Lọ

2

33

Cefuroxime

1,5g

Thuốc tiêm

Lọ

2

34

Cetirizin dihydrochloride

10mg

Viên

Viên

2

35

Ciprofloxacin

500mg

Viên

Viên

2

36

Clopidogrel

75mg

Viên

Viên

2

37

Colchicine

1mg

Viên

Viên

2

38

Diosmin; Hesperidin

450mg; 50mg

Viên

Viên

2

39

Domperidone

10mg

Viên

Viên

2

40

Eperisone hydrochloride

50mg

Viên

Viên

2

41

Esomeprazole

40mg

Viên bao tan ở ruột

Viên

2

42

Esomeprazole

20mg

Viên bao tan ở ruột

Viên

2

43

Etoricoxib

90mg

Viên

Viên

2

44

Etoricoxib

120mg

Viên

Viên

2

45

Ezetimibe

10mg

Viên

Viên

2

46

Fexofenadine hydrochloride

120mg

Viên

Viên

2

47

Fexofenadine hydrochloride

60mg

Viên

Viên

2

48

Fluconazole

150mg

Viên nang

Viên

2

49

Gabapentin

300mg

Viên

Viên

2

50

Galantamine

4mg

Viên

Viên

2

51

Ibuprofen

400mg

Viên

Viên

2

52

Ibuprofen; Paracetamol

200mg; 325mg

Viên

Viên

2

53

Irbesartan

150mg

Viên

Viên

2

54

Irbesartan

300mg

Viên

Viên

2

55

Lamivudine

100mg

Viên

Viên

2

56

Lamotrigine

50mg

Viên

Viên

2

57

Lansoprazole

30mg

Viên nang

Viên

2

58

Levetiracetam

500mg

Viên

Viên

2

59

Levocetirizine dihydrochloride

5mg

Viên

Viên

2

60

Levofloxacin

500mg

Viên

Viên

2

61

Levofloxacin

250mg

Viên

Viên

2

62

Linezolid

600mg

Viên

Viên

2

63

Magnesi lactate dihydrate; Vitamin B6

470mg; 5mg

Viên

Viên

2

64

Meloxicam

7,5mg

Viên

Viên

2

65

Metformin hydrochloride

1000mg

Viên

Viên

2

66

Mirtazapin

30mg

Viên

Viên

2

67

Montelukast

10mg

Viên

Viên

2

68

Montelukast

5mg

Viên

Viên

2

69

Nabumeton

500mg

Viên

Viên

2

70

Nebivolol

5mg

Viên

Viên

2

71

Olanzapin

5mg

Viên

Viên

2

72

Olanzapin

10mg

Viên

Viên

2

73

Paracetamol

500mg

Viên

Viên

2

74

Paracetamol; Tramadol hydrocloride

325mg; 37,5mg

Viên

Viên

2

75

Pcrindopril tert-butylamine

4mg

Viên

Viên

2

76

Piracetam

800mg

Viên

Viên

2

77

Quetiapine

200mg

Viên

Viên

2

78

Quetiapine

100mg

Viên

Viên

2

79

Rabeprazole natri

20mg

Viên bao tan ở ruột

Viên

2

80

Rivaroxaban

15mg

Viên

Viên

2

81

Rosuvastatin

10mg

Viên

Viên

2

82

Rosuvastatin

20mg

Viên

Viên

2

83

Rosuvastatin

5mg

Viên

Viên

2

84

Spiramycin

3.000.000 IU

Viên

Viên

2

85

Sulpiride

50mg

Viên

Viên

2

86

Telmisartan

80mg

Viên

Viên

2

87

Telmisartan

40mg

Viên

Viên

2

88

Tenofovir disoproxil fumarate

300mg

Viên

Viên

2

89

Trimetazidine hydrochloride

20mg

Viên

Viên

2

90

Trimetazidine hydrochloride

35mg

Viên giải phóng có kiểm soát

Viên

2

91

Valsartan

80mg

Viên

Viên

2

92

Venlafaxin

75mg

Viên

Viên

2

93

Vitamin B1; Vitamin B6; Vitamin B12

100mg; 200mg; 200mcg

Viên

Viên

2

Ghi chú:

[1] Về cách ghi tên hoạt chất của thuốc:

- Thuốc có cách ghi danh pháp khác với cách ghi tên hoạt chất tại Cột (2) và cách ghi này được ghi tại các tài liệu chuyên ngành về dược (như Dược điển, Dược thư Quốc gia và các tài liệu khác) thì vẫn thuộc danh mục.

- Trường hợp hoạt chất tại Cột (2) không ghi gốc muối thì các thuốc có dạng muối khác nhau của hoạt chất này sau khi quy đổi về dạng base có cùng nồng độ - hàm lượng tại Cột (3) (nếu có cùng chỉ định, liều điều trị) thì vẫn thuộc danh mục.

[2] Việc tham dự thầu của thuốc có dạng bào chế khác với dạng bào chế ghi tại Cột (4) thực hiện theo quy định về đấu thầu thuốc.

[3] Đối với dạng bào chế của thuốc ghi tại Cột (4):

- Dạng bào chế “Viên”, “Thuốc tiêm” ghi tại Cột 4 là các dạng bào chế quy ước.

- Các đơn vị, cơ sở y tế được xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu và trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được quy định nhà thầu được chào thầu thuốc nhập khẩu đối với các thuốc có dạng bào chế đặc biệt hoặc thuốc có sinh khả dụng khác với dạng bào chế quy ước.

[4] Nhà thầu không được chào thầu thuốc nhập khẩu đối với thuốc có Nhóm tiêu chí kỹ thuật ghi tại Cột (6).

Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn EU-GMP? (Hình từu Internet)

Xây dựng danh mục thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn EU-GMP phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 03/2024/TT-BYT quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục thuốc:

Nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục thuốc

Thuốc đưa vào danh mục phải đáp ứng tất cả các nguyên tắc, tiêu chí sau đây:

1. Có ít nhất từ 03 (ba) giấy đăng ký lưu hành của ít nhất 03 (ba) hãng sản xuất trong nước đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật Nhóm 1, Nhóm 2 theo quy định tại Thông tư quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

2. Giá thuốc sản xuất trong nước (giá thuốc trúng thầu trung bình theo phương pháp tính trung bình cộng) không cao hơn so với giá thuốc nhập khẩu có tiêu chí kỹ thuật tương đương (phù hợp với các quy định ưu đãi cho thuốc sản xuất trong nước tại Luật Đấu thầu).

3. Có khả năng cung cấp thuốc cho các cơ sở y tế.

Như vậy, xây dựng danh mục thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn EU-GMP phải đảm bảo nguyên tắc sau:

- Có ít nhất từ 03 giấy đăng ký lưu hành của ít nhất 03 hãng sản xuất trong nước đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật Nhóm 1, Nhóm 2 theo quy định.

- Giá thuốc sản xuất trong nước (giá thuốc trúng thầu trung bình theo phương pháp tính trung bình cộng) không cao hơn so với giá thuốc nhập khẩu có tiêu chí kỹ thuật tương đương.

- Có khả năng cung cấp thuốc cho các cơ sở y tế.

Các loại thuốc nào bị cấm quảng cáo?

Căn cứ Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo:

Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Thuốc lá.

3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.

4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.

5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.

6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.

7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.

8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.

Theo đó, các loại thuốc bị cấm quảng cáo, bao gồm:

- Thuốc kê đơn;

- Thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai áp dụng từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy áp dụng từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục 15 gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm Y tế xã áp dụng từ ngày 19/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ toàn bộ 4 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế áp dụng từ ngày 15/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
3 Biện pháp can thiệp giảm tác hại trong phòng lây nhiễm HIV theo Nghị định 141?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh thực hiện đến ngày 01/7/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 26 tháng 10 là ngày gì? Điều dưỡng có bắt buộc có giấy phép hành nghề không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh thực hiện đến ngày 30/6/2026?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;