10 thông tin cơ bản bắt buộc phải có khi truy xuất nguồn gốc hàng hóa từ ngày 1/6/2024?

10 thông tin cơ bản bắt buộc phải có khi truy xuất nguồn gốc hàng hóa từ ngày 1/6/2024 là những thông tin gì?

10 thông tin cơ bản bắt buộc phải có khi truy xuất nguồn gốc hàng hóa từ ngày 1/6/2024?

Tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BKHCN có quy định 10 thông tin cơ bản bắt buộc phải có khi truy xuất nguồn gốc hàng hóa từ ngày 1/6/2024 bao gồm:

(1) Tên sản phẩm, hàng hóa;

(2) Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa;

(3) Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh;

(4) Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh;

(5) Các công đoạn trong sản xuất, kinh doanh (bao gồm tối thiểu thông tin: mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và thời gian sự kiện truy xuất nguồn gốc của từng công đoạn);

(6) Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra);

(7) Mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa;

(8) Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có);

(9) Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có);

(10) Các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng.

10 thông tin cơ bản bắt buộc phải có khi truy xuất nguồn gốc hàng hóa từ ngày 1/6/2024? (Hình từ Internet)

Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm các nguyên tắc gì?

Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BKHCN có quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc “Một bước trước - một bước sau”: bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm, hàng hóa;

- Nguyên tắc “Sẵn có của phần tử dữ liệu chính”: các phần tử dữ liệu chính phải được thu thập, lưu trữ và cập nhật kịp thời trong các báo cáo thông tin chi tiết về các sự kiện quan trọng trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng;

- Nguyên tắc “Minh bạch”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đạt yêu cầu về tính minh bạch tối thiểu bằng cách sử dụng dữ liệu tĩnh về khách hàng, bên cung ứng, sản phẩm và các điều kiện sản xuất;

- Nguyên tắc “Sự tham gia đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải có sự tham gia của đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc của tổ chức.

Việc sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu phải được quản lý như thế nào?

Tại Điều 5 Thông tư 02/2024/TT-BKHCN có quy định việc sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu phải được quản lý như sau:

- Tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm bảo đảm phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13274:2020 Truy xuất nguồn gốc - Hướng dẫn định dạng các mã dùng trong truy vết do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trước khi đưa vào sử dụng.

- Tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sử dụng vật mang dữ liệu bảo đảm phù hợp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13275:2020 Truy xuất nguồn gốc - Định dạng vật mang dữ liệu do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Vật mang dữ liệu được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa, bảo đảm thiết bị có thể đọc được.

Tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phải có trách nhiệm gì?

Tại Điều 10 Thông tư 02/2024/TT-BKHCN có quy định tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phải có trách nhiệm:

- Tuân thủ các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại Thông tư này.

- Thực hiện công bố hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực tương ứng.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa được quy định tại Thông tư này.

- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp kết nối thông tin lên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia thì dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BKHCN được cập nhật kịp thời theo từng công đoạn sản xuất, kinh doanh vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia;

Tổ chức, cá nhân phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để thực hiện, bảo đảm duy trì dữ liệu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Bác sĩ không hành nghề bao lâu thì bị thu hồi giấy phép hành nghề? Thời gian thực hành cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh đối với bác sĩ là bao lâu?
lawnet.vn
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hành nghề y đối với điều dưỡng cập nhập mới nhất 2024?
lawnet.vn
Đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế? Những khoản chi phí khám bệnh nào sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả?
lawnet.vn
Chính thức đã có Kế hoạch Tiêm chủng mở rộng năm 2025?
lawnet.vn
Bệnh bạch hầu là gì? Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh bạch hầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế?
lawnet.vn
Bệnh lao là gì? Người nghi mắc bệnh lao có biểu hiện gì?
lawnet.vn
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì? Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe?
lawnet.vn
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tự kỷ ở trẻ em theo quy định của Bộ Y tế?
lawnet.vn
Có được mua bán chất độc xyanua không? Giết người bằng chất độc xyanua thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội gì?
lawnet.vn
Giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ được trả trong bao lâu?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;