Xử lý và phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm đối với hệ sinh thái san hô

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 06/02/2018

Xử lý và phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm đối với hệ sinh thái san hô được thực hiện như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Hoài Thương, tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực tài nguyên môi trường và tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Xử lý và phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm đối với hệ sinh thái san hô được thực hiện như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (thuong***@gmail.com)

    • Căn cứ theo Điều 24 Thông tư 23/2010/TT-BTNMT' onclick="vbclick('1BCC8', '226752');" target='_blank'>Điều 24 Thông tư 23/2010/TT-BTNMT quy định về điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì việc xử lý và phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm đối với hệ sinh thái san hô được thực hiện như sau:

      1. Đối với mẫu nước biển:

      a) Tiến hành kiểm tra, xem xét mức độ nguyên vẹn của mẫu, loại bỏ mẫu không đạt yêu cầu hoặc khôi phục (nếu có thể) nhằm loại bỏ các sai sót trong quá trình vận chuyển, bảo quản;

      b) Trộn kỹ mẫu nước biển trước khi lấy mẫu để phân tích;

      c) Tiến hành phân tích, xác định các chỉ tiêu, thông số chất lượng nước theo các quy định kỹ thuật hiện hành;

      d) Kiểm tra, hoàn chỉnh kết quả phân tích.

      2. Đối với mẫu trầm tích: việc xác định cấp phối hạt trầm tích được thực hiện trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp phân đoạn kích thước thành phần hạt (Phương pháp do J.B Buchanan đưa ra năm 1984).

      3. Đối với mẫu san hô: sau khi lấy, mẫu được tẩy hết phần thịt (có thể ngâm trong nước khoảng 5-7 ngày sau đó dùng nước hoặc hóa chất để tẩy sạch phần thịt); phơi nắng vài ngày cho mẫu khô và hết mùi; bảo quản mẫu cẩn thận trong túi ni lông. Mẫu được phân tích dựa trên các đặc điểm phân loại của từng loài.

      4. Đối với các mẫu thực vật phù du, động vật phù du, sinh vật đáy, mẫu cá, mẫu rong, tảo biển và một số mẫu sinh vật khác trong hệ sinh thái san hô:

      a) Sử dụng khóa phân loại sinh vật, tiến hành phân loại các loài thực vật, động vật thu được;

      b) Đối với các loài thực vật: đo đạc, xác định các đặc trưng, các chỉ tiêu về hình thái, cấu trúc các bộ phận;

      c) Đối với các loài động vật (cá, tôm, cua): đo đạc, xác định các đặc trưng cơ bản theo mỗi loại;

      d) Xác định các thông số, chỉ tiêu khác của mẫu sinh vật theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật chuyên ngành hiện hành.

      Trên đây là nội dung quy định về việc xử lý và phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm đối với hệ sinh thái san hô. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 23/2010/TT-BTNMT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn