Xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Cho tôi hỏi, pháp luật hiện hành quy định về Xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thì:

1. Khi có dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động nguy cơ hoặc xảy ra sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; người đứng đầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn ở các cấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định này.

2. Khi sự cố xảy ra, căn cứ mức độ sự cố, vụ việc cần thiết phải thành lập ngay sở chỉ huy hiện trường với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ làm việc 24/24 giờ; hệ thống thông tin chỉ huy hiện trường và kết nối về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp trên trực tiếp, với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn để chỉ đạo.

a) Cơ quan quân sự tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập sở chỉ huy đối với các tình huống sự cố, thiên tai quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m khoản 1 Điều 3 Nghị định này;

b) Cơ quan phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập sở chỉ huy đối với tình huống sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.

3. Chỉ đạo việc triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, nhà nước, kiểm tra các công trình, phương tiện và lực lượng có thể huy động sử dụng ứng phó khi cần thiết; điều hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng để ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả xảy ra. Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 và Điều 10 Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và quy định tại các Điều 14, 15 của Nghị định này.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Xử lý sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 30/2017/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào phải thực hiện đánh giá tác động môi trường? Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công dân trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất thông qua hình thức nào?
lawnet.vn
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tài nguyên môi trường theo Thông tư 06/2024/TT-BTNMT?
lawnet.vn
Cơ chế bán điện trực tiếp theo Nghị định 80/2024/NĐ-CP?
lawnet.vn
Mẫu 02/TAIN tờ khai quyết toán thuế tài nguyên theo Thông tư 80?
lawnet.vn
Đối tượng nào chịu thuế tài nguyên? Các trường hợp nào được miễn giảm thuế tài nguyên năm 2024?
lawnet.vn
Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
lawnet.vn
Ban hành Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định về Quỹ phát triển đất?
lawnet.vn
Mẫu đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;