Thời hạn nộp phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định mới là khi nào?

Xin hỏi thời điểm chậm nhất phải nộp phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường là khi nào? - Câu hỏi của Mỹ Ninh (Hà Giang).

Thời hạn nộp phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định mới là khi nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 07/2023/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 20/03/2023) quy định về hình thức nộp phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định mới như sau:

Kê khai, nộp phí

1. Người nộp phí thực hiện nộp phí theo mức thu quy định tại Điều 3 Thông tư này cho tổ chức thu phí khi nộp hồ sơ đề nghị thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo hình thức quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính.

2. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, thu, nộp và quyết toán phí theo quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC.

Như vậy, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước chậm nhất là ngày 05 hàng tháng.

 

(Hình từ Internet)

Mức thu phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định mới như thế nào?

Theo Điều 3 Thông tư 07/2023/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 20/03/2023) mức thu phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường được quy định mới như sau:

Số tt

Tổng vốn đầu tư dự án (tỷ đồng)

Mức phí (triệu đồng)

1

Đến 10

6,0

2

Trên 10 đến 20

9,0

3

Trên 20 đến 50

15,0

4

Trên 50 đến 100

27,0

5

Trên 100 đến 200

30,0

6

Trên 200 đến 500

39,0

7

Trên 500 đến 1.000

44,0

8

Trên 1.000 đến 1.500

48,0

9

Trên 1.500 đến 2.000

49,0

10

Trên 2.000 đến 3.000

51,0

11

Trên 3.000 đến 5.000

53,0

12

Trên 5.000 đến 7.000

56,0

13

Trên 7.000

61,0

Quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường như thế nào?

Tại Điều 5 Thông tư 07/2023/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 20/03/2023) quy định về quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường như sau:

- Tổ chức thu phí phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí thì được trích để lại 70% tổng số tiền phí thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí và nộp 30% tổng số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.

+) Tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; trong đó, các khoản chi khác liên đến thực hiện thẩm định và thu phí, bao gồm cả: Chi phí kiểm tra, đánh giá tại cơ sở, tại địa điểm thực hiện dự án và tổ chức họp của hội đồng thẩm định (chi lấy ý kiến, bản nhận xét thẩm định, báo cáo thẩm định); mức chi theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.

+) Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí trong năm được trích để lại chưa chi được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định; trường hợp hết 02 năm kể từ năm được chuyển nguồn, số tiền phí đã được chuyển nguồn không còn nhiệm vụ chi phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.

Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, thu, nộp và quyết toán phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường ra sao?

Theo quy định Điều 3 Thông tư 74/2022/TT-BTC quy định về hình thức nộp phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường như sau:

- Người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí bằng một trong các hình thức sau:

+) Nộp phí, lệ phí theo hình thức không dùng tiền mặt vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng. Đối với phí, lệ phí do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thu, người nộp phí, lệ phí nộp vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng hoặc tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

+) Nộp phí vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước.

+) Nộp phí, lệ phí qua tài khoản của cơ quan, tổ chức nhận tiền khác với tổ chức thu phí, lệ phí (áp dụng đối với trường hợp thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính). Trong thời hạn 24 giờ tính từ thời điểm nhận được tiền phí, lệ phí, cơ quan, tổ chức nhận tiền phải chuyển toàn bộ tiền phí, lệ phí thu được vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng hoặc chuyển toàn bộ tiền phí thu được vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước, nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước.

+) Nộp phí, lệ phí bằng tiền mặt cho tổ chức thu phí, lệ phí.

- Tổ chức thu phí nộp toàn bộ tiền phí thu được vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại các Thông tư thu phí của Bộ Tài chính. Tổ chức thu lệ phí nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo tháng theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

- Tổ chức thu phí kê khai, nộp tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo tháng (sau khi trừ số tiền phí được để lại theo quy định tại các Thông tư thu phí của Bộ Tài chính), quyết toán năm và tổ chức thu lệ phí kê khai, nộp tiền lệ phí thu được theo tháng theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

- Tiền lãi phát sinh trên số dư tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại các tổ chức tín dụng phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước (theo Chương của tổ chức thu phí, lệ phí; Tiểu mục 4949 - Các khoản thu khác; Mục 4900 - Các khoản thu khác của Mục lục ngân sách nhà nước), cùng số tiền phí, lệ phí phải nộp trong tháng phát sinh.

- Đối với việc thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao; phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt; phí hải quan; lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh; phí sử dụng đường bộ thực hiện theo quy định tại: Thông tư 264/2016/TT-BTC và Thông tư 113/2021/TT-BTC; Thông tư 295/2016/TT-BTC; Thông tư 14/2021/TT-BTC; Thông tư 70/2021/TT-BTC.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
3 tháng 10 là ngày gì? 18 nội dung quản lý nhà nước về đất đai hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (bão Yagi) được hỗ trợ thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào bắt buộc đóng quỹ phòng chống thiên tai? Mức đóng là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu mức báo động lũ? Có các loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lũ báo động 2 là gì? Mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội lúc 9h ngày 11/09/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bão số 3 Yagi đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh thành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào phải thực hiện đánh giá tác động môi trường? Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công dân trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất thông qua hình thức nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;