Thẩm quyền phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế thuộc về ai? Hồ sơ thủ tục để trở thành chủ dự án trồng rừng thay thế thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/01/2023

Xin hỏi ai có thẩm quyền phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế? Hồ sơ thủ tục để trở thành chủ dự án trồng rừng thay thế như thế nào? - Câu hỏi của Thanh Bình (Hậu Giang).

    • Trồng rừng thay thế là gì?

      Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ ngày 15/02/2023) có quy định về quy định chung về trồng rừng thay thế như sau:

      Quy định chung

      1. Trồng rừng thay thế là việc trồng rừng mới trên diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất hoặc trồng lại rừng trên diện tích rừng trông không thành rừng đã hoàn thành việc thanh lý rừng trong khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật, cụ thể:

      a) Trường hợp tự trồng rừng thay thế: Chủ dự án thực hiện trồng rừng trên diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất;

      b) Trường hợp không tự trồng rừng thay thế: Thực hiện trồng rừng trên đất chưa có rừng quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; trồng rừng sản xuất trên đất chưa có rừng do Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị vũ trang quản lý; trồng lại rừng trên diện tích rừng trồng đặc dụng, rừng trồng phòng hộ không thành rừng đã hoàn thành việc thanh lý rừng trồng theo quy định của pháp luật. Ưu tiên trồng rừng trên diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho rừng ven biển và rừng biên giới.

      Căn cứ quy định trên, trồng rừng thay thế là việc trồng rừng mới trên diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất hoặc trồng lại rừng trên diện tích rừng trông không thành rừng đã hoàn thành việc thanh lý rừng trong khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định.


      (Hình từ Internet)

      Ai có thẩm quyền phê duyệt dự án tự trồng rừng thay thế? Hồ sơ thủ tục thực hiện thế nào?

      Theo Điều 3 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ ngày 15/02/2023) có quy định về thẩm quyền phê duyệt, hồ sơ, trình tự thủ tục để trở thành chủ dự án trồng rừng thay thế như sau:

      Chủ dự án tự trồng rừng thay thế

      1. Chủ dự án tự tổ chức trồng rừng thay thế phải có diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hoặc rừng sản xuất được Nhà nước giao, cho thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật.

      2. Thẩm quyền phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

      3. Hồ sơ gồm:

      a) Bản chính văn bản đề nghị phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

      b) Bản chính Phương án trồng rừng thay thế quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

      c) Bản chính dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư này;

      d) Bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyên mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;

      đ) Bản sao tài liệu khác có liên quan (nếu có).

      4. Trình tự thực hiện:

      Chủ dự án nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

      Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

      ...

      Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế.

      Hồ sơ thực hiện dự án đầu tư bao gồm: Bản chính văn bản đề nghị phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế; Bản chính Phương án trồng rừng thay thế; Bản chính dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế; Bản sao văn bản chấp thuận chủ trương chuyên mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và các bản sao các có liên quan...

      Việc quản lý, thanh toán, quyết toán tiền trồng rừng thay thế được thực hiện như thế nào?

      Tại khoản 7 Điều 2 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ ngày 15/02/2023) có quy định về việc quản lý, thanh toán, quyết toán tiền trồng rừng thay thế như sau:

      Quy định chung

      ...

      7. Quản lý, thanh toán, quyết toán tiền trồng rừng thay thế:

      a) Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận tiền trồng rừng thay thế;

      b) Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh kiểm soát thanh toán các khoản chi trồng rừng thay thế của chủ dự án và các tổ chức, cá nhân được giao chủ đầu tư trồng rừng thay thế theo quy định tại Mục 5 Chương II về quản lý thanh toán vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư cho dự án đầu tư công của Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công;

      c) Tổ chức, cá nhân được giao chủ đầu tư trồng rừng thay thế thực hiện quyết toán theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.

      Theo đó, để quản lý, thanh toán, quyết toán tiền trồng rừng thay thế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận tiền trồng rừng thay thế theo quy định.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn