Phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm những gì?
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm những gì? Danh mục trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy nổ?
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm những gì?
Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 57/2015/TT-BCA được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 148/2020/TT-BCA quy định danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như sau:
STT |
Loại phương tiện |
Bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2 kg hoặc bình khí chữa cháy CO2 xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2 kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 3 lít |
Bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 4 kg hoặc bình khí chữa cháy CO2 xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 5 kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 6 lít |
Đèn pin cầm tay |
1 |
Ô tô trên 09 chỗ ngồi |
|
|
|
1.1 |
Ô tô từ 10 đến 30 chỗ ngồi |
02 bình |
|
01 chiếc |
1.2 |
Ô tô trên 30 chỗ ngồi |
02 bình |
01 bình |
01 chiếc |
2 |
Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo |
01 bình |
02 bình |
01 chiếc |
Danh mục trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy nổ?
Căn cứ Phụ lục 2 trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ban hành kèm theo Thông tư 57/2015/TT-BCA được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 148/2020/TT-BCA quy định danh mục trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy nổ như sau:
STT |
Loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ |
Bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 4 kg |
Kìm cộng lực (Chiều dài tối thiểu 600 mm; cắt được sắt có đường kính tối thiểu Ø10 mm) |
Búa (Khối lượng đầu búa tối thiểu 1,25 kg) |
Xà beng (Bằng thép, bề mặt sơn tĩnh điện; có chiều dài tối thiểu 750 mm; một đầu dẹt và một đầu cong để nâng, bẩy vật nặng) |
Đèn pin phòng nổ cầm tay |
1 |
Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ |
|
|
|
|
|
1.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
02 bình |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
1.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
03 bình |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
2 |
Loại 2. Khí (khí dễ cháy; khí không dễ cháy, không độc hại; khí độc hại) |
|
|
|
|
|
2.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
02 bình |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
2.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
03 bình |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
3 |
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy |
|
|
|
|
|
3.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
02 bình |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
3.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
03 bình |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
4 |
Loại 4. (Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy; chất có khả năng tự bốc cháy; chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy) |
|
|
|
|
|
4.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
02 bình |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
4.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
03 bình |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
5 |
Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác |
|
|
|
|
|
5.1 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn |
01 bình |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
5.2 |
Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên |
02 bình |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
01 chiếc |
Phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm những gì? (Hình từ Internet)
Các hành vi nào bị nghiêm cấm về phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ Điều 13 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định các hành vi bị nghiên cấm về phòng cháy chữa cháy, bao gồm:
- Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
- Lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Báo cháy giả.
- Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ.
- Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
- Thi công công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn.
- Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Trân trọng!