Em là sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường, em đang tìm hiểu các quy định về quản lý và phát triển rừng. Theo thông tin em được biết là vừa có văn bản quy định định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng. Anh chị cho em hỏi việc Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành và điều kiện lập địa được quy định như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp em.

"> Em là sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường, em đang tìm hiểu các quy định về quản lý và phát triển rừng. Theo thông tin em được biết là vừa có văn bản quy định định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng. Anh chị cho em hỏi việc Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành và điều kiện lập địa được quy định như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp em.

">

Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành và điều kiện lập địa

Em là sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường, em đang tìm hiểu các quy định về quản lý và phát triển rừng. Theo thông tin em được biết là vừa có văn bản quy định định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng. Anh chị cho em hỏi việc Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành và điều kiện lập địa được quy định như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp em.

Tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng, có hiệu lực ngày 01/01/2019, quy định phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành và điều kiện lập địa như sau:

Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành:

1. Rừng tự nhiên, bao gồm:

- Rừng nguyên sinh;

- Rừng thứ sinh, bao gồm: rừng thứ sinh phục hồi và rừng thứ sinh sau khai thác.

2. Rừng trồng được phân theo loài cây, cấp tuổi, bao gồm:

- Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng;

- Rừng trồng lại;

- Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng sau khai thác.

Phân chia rừng theo điều kiện lập địa:

1. Rừng núi đất, bao gồm: rừng trên các đồi, núi đất.

2. Rừng núi đá, bao gồm: rừng trên núi đá hoặc trên những diện tích đá lộ đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt.

3. Rừng ngập nước thường xuyên hoặc định kỳ, bao gồm:

- Rừng ngập mặn, bao gồm: rừng ven bờ biển và các cửa sông có nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ;

- Rừng ngập phèn, bao gồm: diện tích rừng trên đất ngập nước phèn, nước lợ;

- Rừng ngập nước ngọt thường xuyên hoặc định kỳ.

4. Rừng đất cát, bao gồm: rừng trên các cồn cát, bãi cát.

Trên đây là quy định về phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành và điều kiện lập địa.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đất rừng sản xuất là gì? Thuộc nhóm đất gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo vệ môi trường là gì? Các biện pháp bảo vệ môi trường đơn giản và hiệu quả?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án kỳ 3 Cuộc thi Tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên môi trường từ ngày 10/3/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiết Xuân Phân 2025 là ngày nào? Có bao nhiêu loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Nông nghiệp và Môi trường từ ngày 01/03/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 58/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật từ ngày 25/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 18/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Điện lực liên quan đến hoạt động mua bán điện và tình huống bảo đảm cung cấp điện?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 08 tháng 1 là ngày gì? Khu vực nào cấm hoạt động khoáng sản?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;