Hợp đồng dầu khí đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày 01/7/2023 thì thực hiện như thế nào?
Xin hỏi: Hợp đồng dầu khí đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày 01/7/2023 thì thực hiện như thế nào?- Câu hỏi của anh Thạch (Quảng Bình).
Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí 2022?
Ngày 01/7/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí 2022.
Theo đó, Nghị định 45/2023/NĐ-CP có hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Dầu khí 2022 về các nội dung cụ thể như sau:
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 45/2023/NĐ-CP bao gồm:
- Điều tra cơ bản về dầu khí ;
- Danh mục lỗ dầu khí, lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí;
- Hợp đồng dầu khí;
- An toàn trong hoạt động dầu khí;
- Hồ sơ, trình tục triển khai hoạt động dầu khí, dự án dầu khí;
- Ưu đãi trong hoạt động dầu khí;
- Khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí;
- Quyết toán chi phí hoạt động dầu khí, trong phạm vi đất liền, hải đảo và vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối tượng áp dụng là cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí tại Việt Nam.
Hợp đồng dầu khí đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày 01/7/2023 thì thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong lĩnh vực dầu khí được tiến hành như thế nào?
Tại Điều 22 Nghị định 45/2023/NĐ-CP có quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong lĩnh vực dầu khí được tiến hành như sau:
Bước 1: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành ký kết hợp đồng dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 01 bộ hồ sơ gốc đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà thầu thực hiện hoạt động dầu khí.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với hợp đồng dầu khí đã ký cho nhà thầu thực hiện hoạt động dầu khí;
- Bản gốc hợp đồng dầu khí đã được ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đồng thời gửi bản chính đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và cơ quan thuế.
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhà thầu hoàn tất các nghĩa vụ của hợp đồng dầu khí hoặc ngày chấm dứt hiệu lực hợp đồng dầu khí tại Điều 35 Luật Dầu khí tùy thuộc thời điểm nào đến muộn hơn, nhà thầu phải nộp lại các bản gốc, bản chính giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có) cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để gửi Bộ Công Thương.
Hợp đồng dầu khí đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày 01/7/2023 thì thực hiện như thế nào?
Tại Điều 64 Nghị định 45/2023/NĐ-CP có quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với hợp đồng dầu khí đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực, thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo, kế hoạch, chương trình mới hoặc báo cáo, kế hoạch, chương trình điều chỉnh sau ngày Nghị định này có hiệu lực được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
2. Công ty điều hành chung đại diện cho nhà thầu điều hành hoạt động dầu khí được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động phù hợp với quy định của hợp đồng dầu khí.
Như vậy, hợp đồng dầu khí đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Nghị định 45/2023/NĐ-CP có hiệu lực (trước ngày 01/7/2023) thì thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo, kế hoạch, chương trình mới hoặc báo cáo, kế hoạch, chương trình điều chỉnh sau ngày 01/7/2023 sẽ được thực hiện theo Nghị định 45/2023/NĐ-CP.
Trân trọng!