Hộ gia đình phải đảm bảo các điều kiện nào về an toàn phòng cháy chữa cháy?

Hộ gia đình phải đảm bảo các điều kiện nào về an toàn phòng cháy chữa cháy? Những đối tượng nào phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy? Nội dung của huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy gồm những gì?

Hộ gia đình phải đảm bảo các điều kiện nào về an toàn phòng cháy chữa cháy?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình như sau:

[1] Hộ gia đình

- Phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn;

- Các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt;

- Chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.

[2] Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh

- Phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn;

- Các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt;

- Chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.

- Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

- Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.

Lưu ý: Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Hộ gia đình phải đảm bảo các điều kiện nào về an toàn phòng cháy chữa cháy? (Hình từ Internet)

Những đối tượng nào phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy?

Căn cứ khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy:

Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy

a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;

b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

c) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

d) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

g) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.

...

Như vậy, đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy, bao gồm:

- Người có chức danh chỉ huy chữa cháy theo quy định

- Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

- Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

- Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

- Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

- Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh cơ sở do uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý.

- Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.

Nội dung của huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy gồm những gì?

Tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy:

Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

...

2. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy

a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;

b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;

c) Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;

d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;

đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

...

Theo đó, nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy bao gồm:

- Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;

- Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;

- Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;

- Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;

- Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

- Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép môi trường là gì? Đối tượng nào phải có giấy phép môi trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy cập nhật mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 55/2024/TT-BCA sửa đổi 04 Thông tư về phòng cháy chữa cháy?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
09 Chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 66/2024/TT-BQP quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất từ ngày 01/01/2025 đến 31/12/2029?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;