Giám đốc điều hành mỏ đối với mỏ khai thác bằng phương pháp hầm lò có cần bằng đại học chuyên ngành kỹ thuật mỏ hay không?

Giám đốc điều hành mỏ đối với mỏ khai thác bằng phương pháp hầm lò có cần bằng đại học chuyên ngành kỹ thuật mỏ hay không? Tổ chức không thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn của Giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan có thẩm quyền bị xử phạt như thế nào? Mức xử phạt tổ chức có hành vi khai thác mỏ bằng phương pháp hầm lò nhưng không có Giám đốc điều hành mỏ như thế nào?

Em là học cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật mỏ, em dự định sẽ làm bên khai thác mỏ và lựa chọn định hướng làm về mỏ khai thác bằng phương pháp hầm lò. Em dự định hướng đến vị trí Giám đốc điều hành mỏ khai thác bằng phương pháp hầm lò thì có cần bằng đại học hay chỉ cần bằng cao đẳng là có thể làm vị trí này không? Xin cảm ơn!

1. Giám đốc điều hành mỏ đối với mỏ khai thác bằng phương pháp hầm lò có cần bằng đại học chuyên ngành kỹ thuật mỏ hay không?

Căn cứ Khoản 2 Điều 62 Luật khoáng sản 2010 quy định về Giám đốc điều hành mỏ như sau:

2. Giám đốc điều hành mỏ phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Nắm vững quy định của pháp luật về khoáng sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Nắm vững quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản;

c) Có trình độ tổ chức, quản lý, kinh nghiệm thực tế, kỹ thuật khai thác, kỹ thuật an toàn lao động, bảo vệ môi trường;

d) Giám đốc điều hành khai thác hầm lò phải là kỹ sư khai thác mỏ hoặc kỹ sư xây dựng mỏ có thời gian trực tiếp khai thác tại mỏ hầm lò ít nhất là 05 năm;

đ) Giám đốc điều hành khai thác lộ thiên phải là kỹ sư khai thác mỏ có thời gian trực tiếp khai thác tại mỏ lộ thiên ít nhất là 03 năm; trường hợp là kỹ sư địa chất thăm dò thì phải được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 05 năm.

Giám đốc điều hành khai thác lộ thiên mỏ không kim loại không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác bằng phương pháp thủ công khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thì phải có trình độ trung cấp khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 02 năm; trường hợp có trình độ trung cấp địa chất thăm dò thì phải được tập huấn về kỹ thuật khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 03 năm.

Theo Khoản 3 Điều 8 Nghị định 158/2016/NĐ-CP hướng dẫn về Giám đốc điều hành mỏ như sau:

3. Văn bằng đào tạo của Giám đốc điều hành mỏ quy định tại điểm d, đ khoản 2 Điều 62 Luật khoáng sản gồm:

a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương thuộc chuyên ngành kỹ thuật mỏ, xây dựng mỏ đối với mỏ khai thác bằng phương pháp hầm lò;

b) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương thuộc chuyên ngành kỹ thuật mỏ, xây dựng mỏ, kỹ thuật địa chất đối với mỏ khai thác bằng phương pháp lộ thiên;

c) Bằng tốt nghiệp cao đẳng, tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương thuộc chuyên ngành kỹ thuật mỏ, kỹ thuật địa chất đối với mỏ khai thác bằng phương pháp lộ thiên khoáng sản không kim loại không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bằng phương pháp thủ công.

Như vậy, để làm Giám đốc điều hành mỏ khai thác bằng phương pháp hầm lò thì cần có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương thuộc chuyên ngành kỹ thuật mỏ, xây dựng mỏ đối với mỏ khai thác bằng phương pháp hầm lò nên chỉ có bằng cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật mỏ chưa đủ điều kiện để làm Giám đốc điều hành mỏ khai thác bằng phương pháp hầm lò.

2. Tổ chức không thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn của Giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan có thẩm quyền bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định Điểm a Khoản 1 Điều 39 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy đinh vi phạm quy định về Giám đốc điều hành mỏ như sau:

1. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về Giám đốc điều hành mỏ trừ trường hợp khai thác tận thu, khai thác nước khoáng, cụ thể sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực của Giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối hành vi tại cùng một thời điểm một cá nhân có 02 hợp đồng còn hiệu lực làm Giám đốc điều hành mỏ trở lên hoặc bổ nhiệm một người làm Giám đốc điều hành mỏ để điều hành hoạt động khai thác (tại cùng một thời điểm) từ 02 giấy phép khai thác khoáng sản trở lên.

Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó, tổ chức không thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn của Giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

3. Mức xử phạt tổ chức có hành vi khai thác mỏ bằng phương pháp hầm lò nhưng không có Giám đốc điều hành mỏ như thế nào?

Tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 39 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy đinh vi phạm quy định về Giám đốc điều hành mỏ như sau:

3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản không có Giám đốc điều hành mỏ, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định, tại điểm a khoản này;

d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;

đ) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;

e) Từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

b) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ và điểm e khoản 3 Điều này trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định trên, tuỳ thuộc vào hoạt động khai thác bằng phương pháp hầm lò với khoáng sản là gì mà tổ chức có hành vi khai thác mỏ bằng phương pháp hầm lò nhưng không có Giám đốc điều hành mỏ sẽ bị phạt tiền gấp đôi mức phạt theo các điểm a, b, c, đ và điểm e Khoản 3 Điều 39 Nghị định 36/2020/NĐ-CP. Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản như quy định trên.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy cập nhật mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 55/2024/TT-BCA sửa đổi 04 Thông tư về phòng cháy chữa cháy?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
09 Chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 66/2024/TT-BQP quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất từ ngày 01/01/2025 đến 31/12/2029?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Hợp đồng thuê rừng mới nhất năm 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;