Giá truyền tải điện đến hết ngày 31/12/2024 là bao nhiêu?

Giá truyền tải điện đến hết ngày 31/12/2024 là bao nhiêu? Đơn vị truyền tải điện có quyền và nghĩa vụ gì? Hoạt động truyền tải điện có cần giấy phép hoạt động điện lực không?

Giá truyền tải điện đến hết ngày 31/12/2024 là bao nhiêu?

Ngày 20/12/2024, Bộ Công thương ban hành Quyết định 3420/QĐ-BCT năm 2024 về Giá truyền tải điện năm 2024.

Theo đó, giá truyền tải điện năm 2024 là 83.07 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Thời gian áp dụng giá truyền tải điện năm 2024 là từ ngày 01/01/2024 đến ngày 31/12/2024.

Giá truyền tải điện đến hết ngày 31/12/2024 là bao nhiêu?

Giá truyền tải điện đến hết ngày 31/12/2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Đơn vị truyền tải điện có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 60 Luật Điện lực 2024 quy định quyền và nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện:

Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện
1. Đơn vị truyền tải điện có các quyền sau đây:
a) Đấu nối vào hệ thống điện quốc gia khi đáp ứng điều kiện và yêu cầu kỹ thuật;
b) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan;
c) Xây dựng và trình duyệt giá dịch vụ truyền tải điện;
d) Cung cấp dịch vụ truyền tải điện theo quy định;
đ) Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động truyền tải điện;
e) Được vào khu vực quản lý của bên mua điện để thao tác, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế mới trang thiết bị điện của đơn vị truyền tải điện;
g) Quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
[...]

Như vậy, đơn vị truyền tải điện có quyền và nghĩa vụ sau:

[1] Đơn vị truyền tải điện có các quyền sau đây:

- Đấu nối vào hệ thống điện quốc gia khi đáp ứng điều kiện và yêu cầu kỹ thuật

- Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan

- Xây dựng và trình duyệt giá dịch vụ truyền tải điện

- Cung cấp dịch vụ truyền tải điện theo quy định

- Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động truyền tải điện

- Được vào khu vực quản lý của bên mua điện để thao tác, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế mới trang thiết bị điện của đơn vị truyền tải điện

- Quyền khác theo quy định

[2] Đơn vị truyền tải điện có các nghĩa vụ sau đây:

- Bảo đảm cung cấp dịch vụ truyền tải và các dịch vụ phụ trợ cho các bên có liên quan, quyền đấu nối của các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực vào lưới điện truyền tải được giao quản lý vận hành, trừ trường hợp lưới điện truyền tải bị quá tải theo xác nhận của Bộ Công Thương

- Trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn của trang thiết bị phải ngừng hoặc yêu cầu cấp điều độ có quyền điều khiển giảm mức truyền tải điện nếu không có giải pháp khác

- Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện truyền tải và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện truyền tải đáp ứng nhu cầu truyền tải điện theo quy hoạch phát triển điện lực, kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư thiết bị đo đếm điện và các thiết bị phụ trợ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với đơn vị phát điện, đơn vị phân phối điện hoặc khách hàng sử dụng điện

- Bảo đảm lưới điện và trang thiết bị thuộc phạm vi quản lý vận hành an toàn, ổn định, tin cậy

- Tuân thủ quy định về điều độ, vận hành hệ thống điện, an toàn điện và thị trường điện

- Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều khiển của cấp điều độ có quyền điều khiển

- Thông báo ngay cho cấp điều độ có quyền điều khiển và các tổ chức, cá nhân có liên quan khi có sự cố về lưới điện truyền tải

- Báo cáo thông tin liên quan đến khả năng sẵn sàng, độ dự phòng của trang thiết bị, thông tin liên quan khác theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Nghĩa vụ khác theo quy định

Hoạt động truyền tải điện có cần giấy phép hoạt động điện lực không?

Căn cứ Điều 30 Luật Điện lực 2024 quy định nguyên tắc cấp giấy phép hoạt động điện lực:

Điều 30. Nguyên tắc cấp giấy phép hoạt động điện lực
1. Các lĩnh vực hoạt động điện lực phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực bao gồm: phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện.
2. Tổ chức đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật này được cấp giấy phép hoạt động điện lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật này.
3. Không cấp giấy phép hoạt động điện lực cho giai đoạn đầu tư. Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực điện lực thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
4. Giấy phép hoạt động điện lực được cấp cho tổ chức để thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động điện lực.
5. Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện được cấp cho tổ chức sở hữu nhà máy điện theo hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình.
[...]

Theo quy định trên, hoạt động truyền tải điện phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Lưu ý: Luật Điện lực 2024 có hiệu lực từ ngày 01/2/2025.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;