Đã có Nghị định 18/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Điện lực liên quan đến hoạt động mua bán điện và tình huống bảo đảm cung cấp điện?
Đã có Nghị định 18/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Điện lực liên quan đến hoạt động mua bán điện và tình huống bảo đảm cung cấp điện?
Ngày 08/02/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 18/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực, bao gồm:
- Khoản 6 Điều 44 về biện pháp bảo đảm, chất lượng điện năng của Bên mua điện trong Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích ngoài sinh hoạt; điều kiện giao kết hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt.
- Khoản 7 Điều 48 về ghi chỉ số đo điện năng.
- Khoản 5 Điều 53 về các tình huống cấp bách đe dọa nghiêm trọng đến khả năng bảo đảm cung cấp điện.
Nghị định 18/2025/NĐ-CP áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động điện lực, sử dụng điện tại Việt Nam.
Nghị định 18/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 08/02/2025.
Đã có Nghị định 18/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Điện lực liên quan đến hoạt động mua bán điện và tình huống bảo đảm cung cấp điện? (Hình từ Internet)
Điều kiện giao kết hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt là gì?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 18/2025/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân khi đề nghị giao kết hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Chủ thể đề nghị giao kết hợp đồng của bên mua điện là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của bên mua điện thực hiện giao kết hợp đồng
- Chủ thể đề nghị giao kết hợp đồng của bên bán điện là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của đơn vị bán lẻ điện đáp ứng nhu cầu của Bên mua điện thực hiện giao kết hợp đồng
- Chủ thể tham gia đề nghị giao kết hợp đồng bảo đảm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự. Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của người mất năng lực hành vi dân sự là chủ thể tham gia đề nghị giao kết hợp đồng
- Trường hợp bên mua điện gồm nhiều hộ sử dụng điện chung giao kết 01 hợp đồng thì chủ thể giao kết hợp đồng của Bên mua điện là đại diện số hộ dùng chung ký hợp đồng và có văn bản ủy quyền của các hộ dùng chung khác. Tại hợp đồng phải ghi rõ số hộ dùng chung (có danh sách kèm theo) và giá bán điện được áp dụng theo quy định của pháp luật về điện lực. Việc ủy quyền thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự
- Trường hợp bên mua điện là người thuê nhà để ở thì chủ thể giao kết hợp đồng của bên mua điện là chủ sở hữu nhà ở hoặc người thuê nhà được chủ sở hữu nhà ở ủy quyền bằng văn bản. Trong đó, chủ sở hữu nhà ở có cam kết thanh toán tiền điện trong trường hợp người thuê nhà được ủy quyền chủ thể giao kết hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền điện
- Tại một địa điểm đăng ký mua điện, bên mua điện là một hộ gia đình thì chỉ được giao kết 01 hợp đồng.
Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt có các nội dung chính nào?
Căn cứ Điều 44 Luật Điện lực 2024 quy định hợp đồng mua bán điện, hợp đồng cung cấp dịch vụ điện:
Điều 44. Hợp đồng mua bán điện, hợp đồng cung cấp dịch vụ điện
1. Hợp đồng mua bán điện, hợp đồng cung cấp dịch vụ điện phải được xác lập bằng văn bản giấy hoặc hình thức thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản theo quy định của pháp luật.
2. Hợp đồng mua bán điện giữa đơn vị phát điện và bên mua điện, trừ trường hợp nhà máy điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư; hợp đồng bán buôn điện và hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Thông tin của các bên trong hợp đồng bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có);
b) Giá hợp đồng mua bán điện; giá bán buôn điện; giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện;
c) Sản lượng điện hợp đồng (nếu có);
d) Lập hóa đơn, tiền điện thanh toán và thời hạn thanh toán;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt. Trường hợp bên bán điện có nhà đầu tư nước ngoài, bên bán điện và bên mua điện có thể thỏa thuận sử dụng thêm hợp đồng với ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Anh;
g) Nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
3. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt phải có các nội dung chính sau đây:
a) Thông tin của các bên trong hợp đồng bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có);
b) Tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ và địa chỉ sử dụng điện;
[...]
Theo đó, hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt có các nội dung chính sau:
- Thông tin của các bên trong hợp đồng bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có)
- Tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ và địa chỉ sử dụng điện
- Giá bán lẻ điện, phương thức và thời hạn thanh toán
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Trách nhiệm bảo vệ thông tin của bên mua điện
- Trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng và trách nhiệm phát sinh do chấm dứt thực hiện hợp đồng
- Trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự
- Phương thức giải quyết tranh chấp
- Thời điểm giao kết hợp đồng, thời hạn của hợp đồng
- Thỏa thuận phạt vi phạm
- Nội dung khác do hai bên thỏa thuận