Có bao nhiêu mức báo động lũ? Có các loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn nào?
Có bao nhiêu mức báo động lũ?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 05/2020/QĐ-TTg quy định nguyên tắc phân cấp báo động lũ:
Điều 3. Nguyên tắc phân cấp báo động lũ
1. Cấp báo động lũ là sự phân định cấp độ của lũ. Mỗi cấp độ lũ được xác định thông qua một giá trị mực nước tương ứng quy định tại các trạm thủy văn trên sông, suối, phản ánh mức độ nguy hiểm của lũ cũng như mức độ ngập lụt do lũ gây ra.
2. Cấp báo động lũ được phân thành ba cấp căn cứ vào đặc điểm, độ lớn mực nước lũ và mức độ tác động của lũ lụt đến an toàn đê điều, bờ, bãi sông, công trình và dân sinh, kinh tế - xã hội trên khu vực.
Theo đó, cấp báo động lũ được phân thành ba cấp căn cứ vào đặc điểm, độ lớn mực nước lũ và mức độ tác động của lũ lụt đến an toàn đê điều, bờ, bãi sông, công trình và dân sinh, kinh tế - xã hội trên khu vực.
Như vậy, cấp báo động lũ được phân thành ba cấp căn cứ vào đặc điểm, độ lớn mực nước lũ và mức độ tác động của lũ lụt đến an toàn đê điều, bờ, bãi sông, công trình và dân sinh, kinh tế - xã hội trên khu vực.
Cụ thể mức báo động lũ như sau:
- Báo động lũ cấp 1: Mực nước sông, suối dâng cao, bắt đầu gây ngập lụt nhẹ tại các vùng đất thấp. Nguy cơ đe dọa an toàn của một số khu vực, nhưng chưa đến mức nghiêm trọng.
- Báo động lũ cấp 2: Lũ tiếp tục dâng cao, gây ngập lụt diện rộng, ảnh hưởng đến các vùng bằng phẳng, ngoại trừ những thị trấn và thành phố được bảo vệ bởi đê điều. Tình trạng này làm gia tăng nguy cơ xói lở đê, cầu và bờ sông.
- Báo động lũ cấp 3: Đây là mức lũ nguy hiểm nhất, khi mực nước đã rất cao, gây ngập lụt toàn diện, kể cả trong các thành phố. Nguy cơ thiệt hại về cơ sở hạ tầng và an toàn của hệ thống đê điều ven sông trở nên rất nghiêm trọng.
Có bao nhiêu mức báo động lũ? Có các loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn nào? (Hình từ Internet)
Có các loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Khí tượng thủy văn 2015 quy định loại bản tin và thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn:
Điều 22. Loại bản tin và thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Các loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn:
a) Bản tin dự báo thời tiết, thủy văn, hải văn;
b) Bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn;
c) Bản tin dự báo khí hậu, nguồn nước;
d) Bản tin dự báo chuyên đề theo yêu cầu của người sử dụng;
đ) Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn:
a) Thời hạn cực ngắn;
b) Thời hạn ngắn;
c) Thời hạn vừa;
d) Thời hạn dài;
đ) Thời hạn khác.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, có các loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn sau:
- Bản tin dự báo thời tiết, thủy văn, hải văn
- Bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn
- Bản tin dự báo khí hậu, nguồn nước
- Bản tin dự báo chuyên đề theo yêu cầu của người sử dụng
- Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
Nội dung điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn là gì?
Căn cứ Điều 17 Luật Khí tượng thủy văn 2015 quy định điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn:
Điều 17. Điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn
1. Yêu cầu đối với điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn:
a) Điều tra, khảo sát sử dụng ngân sách nhà nước phải theo chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kết quả điều tra, khảo sát phải được đánh giá chất lượng;
b) Quan trắc, đo đạc trong điều tra, khảo sát phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn.
2. Nội dung điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn:
a) Xác định vị trí điểm, trạm, khu vực điều tra, khảo sát trên đất liền hoặc tọa độ lưới điểm, trạm điều tra, khảo sát trên biển;
b) Xây dựng công trình khí tượng thủy văn tạm thời phục vụ mục đích điều tra, khảo sát (nếu có);
c) Quan trắc, đo đạc các yếu tố khí tượng thủy văn, các yếu tố khác có liên quan và địa hình khu vực khảo sát;
[...]
Như vậy, nội dung điều tra, khảo sát khí tượng thủy văn được quy định như sau:
- Xác định vị trí điểm, trạm, khu vực điều tra, khảo sát trên đất liền hoặc tọa độ lưới điểm, trạm điều tra, khảo sát trên biển
- Xây dựng công trình khí tượng thủy văn tạm thời phục vụ mục đích điều tra, khảo sát (nếu có)
- Quan trắc, đo đạc các yếu tố khí tượng thủy văn, các yếu tố khác có liên quan và địa hình khu vực khảo sát
- Tính toán phục hồi các đặc trưng, diễn biến của thiên tai khí tượng thủy văn đã xảy ra trên khu vực khảo sát