Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050? Phấn đấu công suất sản xuất hydrogen từ quá trình sử dụng năng lượng tái tạo và các quá trình khác có thu giữ các-bon đạt đến 500 nghìn tấn/năm vào năm 2030? Giải pháp về cơ chế chính sách để thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen gồm những gì?

Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Ngày 07/02/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 165/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo Quyết định 165/QĐ-TTg năm 2024 thì quan điểm phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam gồm có:

- Phát triển năng lượng hydrogen trên cơ sở đảm bảo tính kế thừa và thống nhất với Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các Chiến lược và Quy hoạch có liên quan khác, có tính động và mở để thích ứng với bối cảnh và tình hình chuyển dịch năng lượng trên thế giới.

- Phát triển năng lượng hydrogen theo chuỗi giá trị gồm sản xuất, tồn trữ, vận chuyển, phân phối và sử dụng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế hydrogen.

- Phát triển năng lượng hydrogen với lộ trình hợp lý, gắn với lộ trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam và bám sát xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới, nhất là công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất hydrogen xanh.

Khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên quốc gia để sản xuất năng lượng hydrogen phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu trên cơ sở đảm bảo an ninh năng lượng, quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường, sinh thái.

- Khuyến khích sử dụng năng lượng hydrogen trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế để giảm phát thải khí nhà kính. Chú trọng xây dựng chính sách, cơ chế ưu đãi phù hợp để thúc đẩy sử dụng năng lượng hydrogen trong các lĩnh vực phát thải khí nhà kính lớn như sản xuất điện, giao thông vận tải, công nghiệp.

- Tăng cường hợp tác quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức trong phát triển hệ sinh thái năng lượng hydrogen. Khai thác có hiệu quả sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế (thông qua các tổ chức, chương trình hợp tác như COP, JETP, AZEC,…) để thúc đẩy phát triển năng lượng hydrogen tại Việt Nam.

Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050? (Hình từ Internet)

Phấn đấu công suất sản xuất hydrogen từ quá trình sử dụng năng lượng tái tạo và các quá trình khác có thu giữ các-bon đạt đến 500 nghìn tấn/năm vào năm 2030?

Theo Điều 1 Quyết định 165/QĐ-TTg năm 2024 về mục tiêu cụ thể và định hướng đối với sản xuất năng lượng hydrogen như sau:

- Phấn đấu công suất sản xuất hydrogen từ quá trình sử dụng năng lượng tái tạo và các quá trình khác có thu giữ các-bon đạt khoảng 100 - 500 nghìn tấn/năm vào năm 2030.

Ngoài ra, còn có các mục tiêu về sản xuất năng lượng hydrogen đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 như sau:

- Giai đoạn đến năm 2030

+ Triển khai áp dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới trong sản xuất năng lượng hydrogen xanh tại Việt Nam.

+ Triển khai áp dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới trong thu giữ/sử dụng các-bon (CCS/CCUS) gắn với quá trình sản xuất năng lượng hydrogen từ các nguồn năng lượng khác (như than, dầu khí,…).

- Định hướng đến năm 2050

+ Tiếp thu, làm chủ công nghệ tiên tiến trong sản xuất năng lượng hydrogen xanh tại Việt Nam.

+ Tiếp thu, làm chủ công nghệ tiên tiến trong thu giữ/sử dụng các-bon (CCS/CCUS) gắn với quá trình sản xuất năng lượng hydrogen từ các nguồn năng lượng khác (như than, dầu khí,…).

+ Phấn đấu công suất sản xuất hydrogen từ quá trình sử dụng năng lượng tái tạo và các quá trình khác có thu giữ các-bon đạt khoảng 10 - 20 triệu tấn/năm vào năm 2050.

Giải pháp về cơ chế chính sách để thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen gồm những gì?

Theo Điều 1 Quyết định 165/QĐ-TTg năm 2024 quy định nhiệm vụ và giải pháp về cơ chế chính sách thực hiện như sau:

- Xây dựng, bổ sung nội dung quy định về chính sách phát triển năng lượng tái tạo trong đó có nguồn năng lượng hydrogen trong Luật điện lực sửa đổi 2012 nhằm tạo nền tảng pháp lý vững chắc, minh bạch, thuận lợi tạo đà cho phát triển bền vững năng lượng mới và tái tạo.

- Tạo cơ chế và hành lang pháp lý để các doanh nghiệp sản xuất và sử dụng năng lượng hóa thạch tích cực chuyển đổi sang sản xuất và sử dụng năng lượng hydrogen

- Ban hành quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án điện gió ngoài khơi, các dự án sản xuất xuất khẩu hydrogen/amoniac sử dụng năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió ngoài khơi,…).

- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi (thuế, phí, đất đai,…) nhằm thu hút đầu tư phát triển lĩnh vực năng lượng hydrogen.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong lĩnh vực năng lượng hydrogen phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn quốc tế.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép môi trường là gì? Đối tượng nào phải có giấy phép môi trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy cập nhật mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 55/2024/TT-BCA sửa đổi 04 Thông tư về phòng cháy chữa cháy?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
09 Chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 66/2024/TT-BQP quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất từ ngày 01/01/2025 đến 31/12/2029?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;