Chặt phá rừng phòng hộ phạt như thế nào?

Anh chị cho em hỏi: Gia đình em chặt phá rừng phòng hộ, phá rừng chặt cây 5 khối gỗ có bị phạt tiền không? Nếu phạm thì mức phạt bao nhiêu? Xin cảm ơn!

Theo Điều 9 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định những trường hợp nghiêm cấm trong lĩnh vực lầm nghiệp, cụ thể như sau:

1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.

2. Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.

3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.

...

Như vậy, nếu gia đình bạn chặt rừng phòng theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nên hành vi chặt phá cây rừng là trái phát luật và bị xử phạt theo Nghị định 35/2019/NĐ-CP .

Căn cứ Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định việc xử phạt hành vi phá rừng trái phép trong rừng phòng hộ, cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2.

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích từ 300 m2 đến dưới 600 m2.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 900 m2.

- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.200 m2.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích từ 1.200 m2 đến dưới 1.500 m2.

- Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 1.800 m2.

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích từ 1.800 m2 đến dưới 2.100 m2.

- Phạt tiền từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích từ 2.100 m2 đến dưới 2.400 m2.

- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 175.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích từ 2.400 m2 đến dưới 2.700 m2.

- Phạt tiền từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong rừng phòng hộ có diện tích từ 2.700 m2 đến dưới 3.000 m2.

Như vậy, hành vi chặt, đốt, phá cây rừng trong rừng phòng hộ sẽ được xử phạt căn cứ vào diện tích của rừng phòng hộ cứ không căn cứ vào khổi gỗ đã chặt.

Trên đây là mức phạt đối với hành vi chặt, đốt, phá cây rừng trong rừng phòng hộ.

Ngoài ra, tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (bão Yagi) được hỗ trợ thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào bắt buộc đóng quỹ phòng chống thiên tai? Mức đóng là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu mức báo động lũ? Có các loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lũ báo động 2 là gì? Mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội lúc 9h ngày 11/09/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bão số 3 Yagi đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh thành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào phải thực hiện đánh giá tác động môi trường? Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công dân trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất thông qua hình thức nào?
lawnet.vn
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tài nguyên môi trường theo Thông tư 06/2024/TT-BTNMT?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;