Các biện pháp phòng chống động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?

Các biện pháp phòng chống động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì? Các biện pháp tổ chức di dời, sơ tán dân khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Biện pháp phòng chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Nhờ ban biên tập tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

1. Các biện pháp phòng chống động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là gì?

Tại Điều 21 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về các biện pháp phòng chống động đất, sóng thần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

1. Đối với động đất và sóng thần ở cấp độ rủi ro là cấp độ 1

Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, phường - xã - thị trấn căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với động đất tại địa phương. Riêng huyện Cần Giờ triển khai phương án, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó khi có cảnh báo hoặc xảy ra sóng thần. Tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố.

2. Đối với động đất và sóng thần ở cấp độ rủi ro là cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5.

Các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện theo Phương án Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành tại Quyết định số 3205/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố. Khi vượt quá khả năng ứng phó của Thành phố, báo cáo và đề nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.

2. Các biện pháp tổ chức di dời, sơ tán dân khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Tại Điều 22 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về các biện pháp tổ chức di dời, sơ tán dân khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, phường - xã - thị trấn, các cơ quan chức năng tổ chức di dời, sơ tán dân trong các nhà ở không kiên cố, có khả năng bị đổ, sập và những khu vực xung yếu để đảm bảo an toàn tính mạng cho Nhân dân.

1. Huy động lực lượng gồm: Quân sự, Bộ đội biên phòng, Công an, Y tế, Chữ thập đỏ, Thanh niên xung phong, lực lượng xung kích... cùng các phương tiện để giúp dân di chuyển nhanh.

2. Phân công lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trực tiếp xuống địa bàn phường - xã - thị trấn tại khu vực phải di dời, sơ tán dân và các điểm tạm cư để kiểm tra, tổ chức thực hiện kế hoạch chu đáo, an toàn.

3. Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hậu cần, chăm lo đời sống cho người dân... tại nơi tạm cư và bảo vệ công trình, tài sản, nhà ở của người dân tại những nơi đã di dời, sơ tán.

4. Số hộ dân, số người dự kiến di dời, sơ tán

Khi bão đổ bộ trực tiếp vào địa bàn Thành phố, số hộ dân, số người dự kiến di dời, sơ tán theo Phụ lục I đính kèm Quyết định số 810/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

5. Các khu vực xung yếu và vị trí tránh trú an toàn

a) Các vị trí xung yếu:

- Đối với bão đổ bộ trực tiếp vào địa bàn Thành phố, các vị trí xung yếu theo Phụ lục II đính kèm Quyết định số 810/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố;

- Đối với mưa lớn, ngập lụt, lũ (xả lũ) và nước dâng, các vị trí xung yếu theo Phụ lục I đính kèm Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố;

- Đối với vị trí có nguy cơ sạt lở bờ sông (bao gồm cả kênh, rạch), bờ biển (theo Phụ lục I đính kèm) và theo công bố của Ủy ban nhân dân Thành phố.

b) Các vị trí tránh trú an toàn khi xảy ra thiên tai theo Phụ lục II đính kèm Quyết định số 810/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

3. Biện pháp phòng chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Tại Điều 23 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về biện pháp phòng chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Khi xảy ra thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện ngoài việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, biện pháp phòng, chống, ứng phó thiên tai được quy định ở Chương này, phải tiến hành đồng thời các nhiệm vụ, biện pháp phòng, chống, ứng phó với dịch bệnh được quy định tại Chương V Phương án này.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đất rừng sản xuất là gì? Thuộc nhóm đất gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo vệ môi trường là gì? Các biện pháp bảo vệ môi trường đơn giản và hiệu quả?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án kỳ 3 Cuộc thi Tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên môi trường từ ngày 10/3/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiết Xuân Phân 2025 là ngày nào? Có bao nhiêu loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Nông nghiệp và Môi trường từ ngày 01/03/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 58/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật từ ngày 25/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 18/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Điện lực liên quan đến hoạt động mua bán điện và tình huống bảo đảm cung cấp điện?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 08 tháng 1 là ngày gì? Khu vực nào cấm hoạt động khoáng sản?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;