Bảo vệ môi trường là gì? Các biện pháp bảo vệ môi trường đơn giản và hiệu quả?

Bảo vệ môi trường là gì? Các biện pháp bảo vệ môi trường đơn giản và hiệu quả? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?

Bảo vệ môi trường là gì? Các biện pháp bảo vệ môi trường đơn giản và hiệu quả?

Căn cứ Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
2. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.
4. Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia là việc sắp xếp, định hướng phân bố không gian phân vùng quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường trên lãnh thổ xác định để bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước cho thời kỳ xác định.
[...]

Theo quy định trên, bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả mà ai cũng có thể thực hiện:

- Tiết kiệm năng lượng:

+ Tắt đèn, quạt, điều hòa khi không sử dụng.

+ Sử dụng thiết bị tiết kiệm điện như bóng đèn LED, máy giặt inverter.

+ Hạn chế sử dụng nước nóng, giảm phát thải khí CO₂.

- Giảm rác thải nhựa

+ Mang theo túi vải khi đi chợ, siêu thị.

+ Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần như ống hút, hộp xốp, chai nhựa.

+ Tái sử dụng và tái chế nhựa thay vì vứt bỏ.

- Trồng cây xanh

+ Trồng cây tại nhà, nơi làm việc để cải thiện không khí.

+ Tham gia các chiến dịch trồng rừng, bảo vệ cây xanh công cộng.

- Sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường

+ Đi bộ, đi xe đạp cho những quãng đường ngắn.

+ Sử dụng phương tiện công cộng thay vì xe cá nhân.

+ Nếu có thể, sử dụng xe điện hoặc xe chạy bằng năng lượng sạch.

- Tiết kiệm nước

+ Tắt vòi nước khi không sử dụng.

+ Tái sử dụng nước mưa để tưới cây, lau nhà.

+ Sử dụng vòi sen tiết kiệm nước thay vì bồn tắm.

- Phân loại và xử lý rác thải hợp lý

+ Phân loại rác thành rác hữu cơ, rác tái chế và rác không tái chế.

+ Không vứt rác bừa bãi, đặc biệt là ở nơi công cộng.

+ Tận dụng rác hữu cơ để làm phân bón sinh học.

- Hạn chế ô nhiễm tiếng ồn và không khí

+ Không đốt rác ngoài trời.

+ Hạn chế sử dụng còi xe và âm thanh lớn trong khu dân cư.

+ Sử dụng máy lọc không khí nếu sống ở khu vực ô nhiễm.

- Tuyên truyền và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

+ Hướng dẫn trẻ em và người thân về cách bảo vệ môi trường.

+ Tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường, nhặt rác, làm sạch bãi biển.

+ Chia sẻ các thông điệp tích cực về môi trường trên mạng xã hội.

Bảo vệ môi trường là gì? Các biện pháp bảo vệ môi trường đơn giản và hiệu quả?

Bảo vệ môi trường là gì? Các biện pháp bảo vệ môi trường đơn giản và hiệu quả? (Hình từ Internet)

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?

Căn cứ Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm:

- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.

- Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.

- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.

- Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.

- Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường gồm những gì?

Căn cứ Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường gồm những giấy tờ sau:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường

- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;