Ban hành Thông tư quy định định mức kinh tế kỹ thuật điều tra rừng được áp dụng từ ngày 22/06/2024?

Ban hành Thông tư quy định định mức kinh tế kỹ thuật điều tra rừng được áp dụng từ ngày 22/06/2024? Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra rừng được quy định chung như thế nào?

Ban hành Thông tư quy định định mức kinh tế kỹ thuật điều tra rừng được áp dụng từ ngày 22/06/2024?

Ngày 19/4/2024, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Thông tư 05/2024/TT-BNNPTNT quy định định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra rừng, gồm:

- Điều tra diện tích rừng

- Điều tra trữ lượng rừng

- Điều tra cấu trúc rừng

- Điều tra tăng trưởng rừng

- Điều tra tái sinh rừng

- Điều tra lâm sản ngoài gỗ

- Điều tra lập địa

- Điều tra cây cá lẻ

- Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng

- Điều tra đa dạng thực vật rừng

- Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống

- Điều tra côn trùng rừng và sâu bệnh hại rừng

- Điều tra sinh khối và trữ lượng các-bon rừng

- Điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ.

Ban hành Thông tư quy định định mức kinh tế kỹ thuật điều tra rừng được áp dụng từ ngày 22/06/2024? (Hình từ Internet)

Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra rừng được quy định chung như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BNNPTNT quy định chung về định kinh tế - kỹ thuật:

Quy định chung về định mức kinh tế - kỹ thuật

1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể từng nơi và biện pháp kỹ thuật, áp dụng hệ số điều chỉnh (K) để tính toán mức hao phí lao động cần thiết cho từng hạng mục công việc khi lập đề cương, dự toán.

2. Việc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật tuân thủ yêu cầu được quy định trong tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3. Chi phí và hệ số được áp dụng trong điều tra rừng:

a) Hệ số lương cấp bậc theo quy định; phụ cấp lưu động; phụ cấp nghề độc hại, nguy hiểm; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; đoàn phí công đoàn;

...

Như vậy, định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra rừng được quy định chung như sau:

- Căn cứ vào điều kiện cụ thể từng nơi và biện pháp kỹ thuật, áp dụng hệ số điều chỉnh (K) để tính toán mức hao phí lao động cần thiết cho từng hạng mục công việc khi lập đề cương, dự toán.

- Việc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật tuân thủ yêu cầu được quy định trong tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Chi phí và hệ số được áp dụng trong điều tra rừng:

+ Hệ số lương cấp bậc theo quy định; phụ cấp lưu động; phụ cấp nghề độc hại, nguy hiểm; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; đoàn phí công đoàn;

+ Hệ số khó khăn là hệ số dùng để điều chỉnh mức lao động thực địa khi người lao động thực hiện công việc tại hiện trường có mức độ khó khăn khác nhau;

+ Mức lao động kỹ thuật ngừng nghỉ việc do thời tiết của lao động kỹ thuật thực địa.

- Chi phí máy móc, thiết bị điều tra rừng không quá 5% chi phí công lao động.

- Chi phí vật tư dụng cụ, điện nước, thông tin liên lạc không quá 5% chi phí công lao động.

Tổng chi phí cho một nhiệm vụ điều tra rừng được tính như thế nào?

Căn cứ Mục 3 Phần 1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BNNPTNT quy định tổng chi phí cho một nhiệm vụ điều tra rừng được tính như sau:

T = T1 + T2 + VAT

Trong đó:

T: Tổng chi phí cho một nhiệm vụ điều tra rừng.

T1: chi phí thực hiện nhiệm vụ

T2: chi phí quản lý của chủ đầu tư

VAT: thuế giá trị gia tăng

[1] Chi phí thực hiện nhiệm vụ (T1)

T1 = P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 + P7 + P8 + P9 + P10 + P11 + P12

Trong đó:

- P1: chi phí công tác chuẩn bị

- P2: chi phí công tác thực địa

- P3: chi phí kiểm tra, nghiệm thu thực địa :

P3 = P2 * 7%

- P4: chi phí lán trại:

P4 = P2 * 2%

- P5: chi phí công tác nội nghiệp

- P6: chi phí kiểm tra, nghiệm thu nội nghiệp:

P6 = P5 * 15%

- P7: chi phí phục vụ:

P7 = (P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6) * 6,7%

- P8: chi phí quản lý của đơn vị thực hiện3 :

P8 = (P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 + P7) * 12%

- P9: chi phí máy móc, thiết bị điều tra rừng 

P9 = (P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 + P7 + P8) * 5%

- P10: chi phí vật tư dụng cụ, điện nước, thông tin liên lạc

P10 = (P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 + P7 + P8) * 5%

- P11: các chi phí khác (nếu có)

- P12: thu nhập chịu thuế tính trước:

P12 = (P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 + P7 + P8 + P9 + P10 + P11) * 5,5%

[2] Chi phí quản lý của chủ đầu tư (T2): áp dụng theo quy định về quản lý dự án không quá 7% chi phí thực hiện nhiệm vụ (T1).

[3] Thuế giá trị gia tăng (VAT): theo quy định hiện hành

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép môi trường là gì? Đối tượng nào phải có giấy phép môi trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy cập nhật mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 55/2024/TT-BCA sửa đổi 04 Thông tư về phòng cháy chữa cháy?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
09 Chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 66/2024/TT-BQP quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất từ ngày 01/01/2025 đến 31/12/2029?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;