Bán hàng cao hơn mức tối đa của khung giá do Nhà nước ban hành bị xử phạt hành chính bao nhiêu?

Từ ngày 12/7/2024, bán hàng cao hơn mức tối đa của khung giá do Nhà nước ban hành bị xử phạt hành chính bao nhiêu? Có các biện pháp khắc phục hậu quả nào theo Nghị định 87?

Từ ngày 12/7/2024, bán hàng cao hơn mức tối đa của khung giá do Nhà nước ban hành bị xử phạt hành chính bao nhiêu?

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định cá nhân bán hàng cao hơn mức tối đa của khung giá bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong

các hành vi sau:

a) Hành vi bán không đúng mức giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể;

b) Hành vi bán cao hơn mức tối đa của khung giá do Nhà nước ban hành;

c) Hành vi bán thấp hơn mức tối thiểu của khung giá do Nhà nước ban hành;

d) Hành vi bán cao hơn giá tối đa do Nhà nước ban hành;

đ) Hành vi bán thấp hơn giá tối thiểu do Nhà nước ban hành.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định do hành vi vi phạm gây ra tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 1 Điều này.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước.

Như vậy, cá nhân bán hàng cao hơn mức tối đa của khung giá do Nhà nước ban hành bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

- Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân (Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP).

Từ ngày 12/7/2024, bán hàng cao hơn mức tối đa của khung giá do Nhà nước ban hành bị xử phạt hành chính bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Có các biện pháp khắc phục hậu quả nào theo Nghị định 87?

Căn cứ khoản 7 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

- Buộc chấp hành đúng, buộc chấp hành các biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định; buộc công khai đầy đủ thông tin về Quỹ bình ổn giá theo quy định; buộc báo cáo đầy đủ về Quỹ bình ổn giá theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá số tiền do trích lập, sử dụng không đúng quy định hoặc văn bản điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 

- Buộc dừng thực hiện mức giá bán hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá; 

- Buộc nộp lại văn bản kê khai giá, buộc thực hiện kê khai hoặc niêm yết giá theo quy định; 

- Buộc trả lại cho khách hàng số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định, số tiền đã thu lợi do hành vi vi phạm hành chính gây ra, 

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính; 

- Buộc gửi báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu; buộc báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu bổ sung; buộc cung cấp, cập nhật thông tin về giá vào cơ sở dữ liệu về giá theo quy định; 

- Buộc công khai thông tin theo quy định của pháp luật về thẩm định giá; 

- Buộc thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật về thẩm định giá; 

- Buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về thẩm định giá; 

- Buộc cập nhật chứng thư thẩm định giá vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá, 

- Buộc lưu trữ, bảo quản và khai thác hồ sơ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá; 

- Buộc giải trình báo cáo thẩm định giá do thẩm định viên về giá thực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 

- Buộc thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; 

- Buộc thông tin chính xác, trung thực về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viễn về giá, doanh nghiệp thẩm định giá; 

- Buộc thực hiện kiểm soát chất lượng báo cáo thẩm định giá; 

- Buộc cấp lại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cho các học viên tham gia lớp học; 

- Buộc thu hồi chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng hoặc xác nhận cập nhật kiến thức về thẩm định giá đồng thời buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do hành vi vi phạm; 

- Buộc thu hồi chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng hoặc xác nhận cập nhật kiến thức về thẩm định giá đồng thời buộc hoàn trả chi phí đào tạo, bồi dưỡng hoặc cập nhật kiến thức cho các học viện tham gia học; 

- Buộc đính chính thông tin do thực hiện hành vi vi phạm. 

Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải đáp ứng tiêu chí nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Giá 2023 quy định hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

- Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Tài nguyên quan trọng theo quy định của pháp luật về tài nguyên;

- Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tính chất độc quyền trong mua, bán hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm danh sách bài cập nhật mới nhất: >>                                                                                              Đã có Nghị định 77 sửa đổi quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
Ban hành Nghị định 75 về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng mới nhất 2024?
Đã có Thông tư 06/2024/TT-BTNMT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành TNMT mới nhất 2024?
Ban hành Thông tư 21 của Ngân hàng Nhà nước quy định về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng mới nhất 2024?
Đã có Thông tư 18 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động thẻ ngân hàng mới nhất 2024?

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức trợ cấp hằng tháng của quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 01/11/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, ngân sách nhà nước hỗ trợ địa phương sản xuất lúa bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (bão Yagi) được hỗ trợ thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu rộng rãi trong nước là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng thuê nhà là tài sản công không dùng để ở áp dụng từ ngày 15/10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu C2-02a/NS giấy rút dự toán ngân sách nhà nước? Lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm dự trên các căn cứ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp nào được miễn tiền sử dụng đất? Người sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất có cần phải thực hiện thủ tục đề nghị miễn tiền sử dụng đất không?
lawnet.vn
Mẫu số C1-02/NS giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước? Hạn nộp thuế qua giao dịch điện tử là ngày nào?
lawnet.vn
Mức trợ cấp hằng tháng của bệnh binh từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
lawnet.vn
Nghị định 78/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;