Sửa đổi danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá từ 01/7/2024?

Xin hỏi: Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá từ 01/7/2024 bao gồm những loại hàng hóa nào?- Câu hỏi của chị Trâm (Phú Yên).

Sửa đổi danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá từ 01/7/2024?

Tại Phụ lục số 01 Luật Giá 2023 có quy danh mục hàng hoá dịch vụ bình ổn giá từ ngày 01/7/2024 bao gồm:

(1) Xăng, dầu thành phẩm.

(2) Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).

(3) Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.

(4) Thóc tẻ, gạo tẻ.

(5) Phân đạm; phân DAP; phân NPK.

(6) Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.

(7) Vắc - xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.

(8) Thuốc bảo vệ thực vật.

(9) Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, so với khoản 2 Điều 15 Luật Giá 2012 thì Luật Giá 2023 đã không còn quy định các mặt hàng điện, muối ăn, đường ăn và bổ sung thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản là danh mục hàng hoá dịch vụ bình ổn giá.

Sửa đổi danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá từ 01/7/2024? (Hình từ Internet)

Các biện pháp bình ổn giá được áp dụng từ 01/7/2024?

Tại khoản 1 Điều 19 Luật Giá 2023 có quy định về các biện pháp bình ổn giá được áp dụng từ 01/7/2024 bao gồm:

- Điều hòa cung cầu bao gồm: điều hòa sản xuất hàng hóa trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; điều hòa hàng hóa giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;

- Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với quy định của pháp luật;

- Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ; việc định giá hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Mục 2 Chương này;

- Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Sử dụng quỹ bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã được lập quỹ bình ổn giá.

Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá.

Chính phủ quyết định việc lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; quy định về quản lý, trích lập, chi sử dụng quỹ bình ổn giá và chịu trách nh

Lưu ý: Thời hạn áp dụng các biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định biện pháp bình ổn giá xác định trên cơ sở xác định nguyên nhân của biến động giá; căn cứ tình hình thực hiện, diễn biến giá hàng hóa, dịch vụ trong thực tế có thể kết thúc bình ổn giá trước thời hạn hoặc gia hạn thời hạn áp dụng.

Bình ổn giá phải đáp ứng nguyên tắc nào?

Tại khoản 1 Điều 18 Luật Giá 2023 có quy định về nguyên tắc và các trường hợp bình ổn giá như sau:

Nguyên tắc và các trường hợp bình ổn giá

1. Nguyên tắc bình ổn giá được quy định như sau:

a) Công khai, minh bạch; hài hòa lợi ích giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với người tiêu dùng;

b) Phù hợp với điều ước mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội, mục tiêu kiểm soát lạm phát;

d) Xác định rõ thời hạn và phạm vi thực hiện trên phạm vi cả nước hoặc tại địa phương.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, bình ổn giá trong các trường hợp sau đây:

a) Mặt bằng giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá biến động bất thường gây tác động lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân;

b) Khi cơ quan có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh và mặt bằng giá thị trường hàng hóa, dịch vụ có biến động bất thường.

Như vậy, bình ổn giá phải đáp ứng nguyên tắc như sau:

- Công khai, minh bạch; hài hòa lợi ích giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với người tiêu dùng;

- Phù hợp với điều ước mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội, mục tiêu kiểm soát lạm phát;

- Xác định rõ thời hạn và phạm vi thực hiện trên phạm vi cả nước hoặc tại địa phương.

Lưu ý: Luật Giá 2023 có hiệu lực từ 01/7/2024.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 64 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có hoạt động hạch toán toàn ngành là đơn vị điều tra?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều tra doanh nghiệp 2025: 35 loại phiếu điều tra áp dụng cho doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp/chi nhánh hạch toán độc lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Đoàn viên không đóng đoàn phí thì có bị khai trừ công đoàn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chức danh đấu giá viên từ ngày 10/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 19/2024/TT-BTP hướng dẫn Luật Đấu giá tài sản được sửa đổi theo Luật Đấu giá tài sản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cần đặt cọc tối thiểu bao nhiêu tiền để được mua tài sản công theo hình thức niêm yết giá?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 172/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu giá tài sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 89/2024/TT-BTC bãi bỏ 12 Thông tư về tài chính đất đai áp dụng từ ngày 25/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, tiêu chí phân loại dự án đầu tư công nhóm A? Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;