Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế khi áp dụng APA

Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế khi áp dụng APA được quy định như thế nào? Tôi có nhu cầu tìm hiểu về nội dung nay, nhờ anh/chị giải đáp.

Quyền hạn của cơ quan thuế khi áp dụng APA

Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Thông tư 45/2021/TT-BTC quyền hạn của cơ quan thuế khi áp dụng APA như sau:

a) Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải trình, làm rõ các thông tin người nộp thuế cung cấp trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ đề nghị áp dụng APA.

b) Cơ quan thuế có quyền dừng đàm phán khi phát sinh một trong các trường hợp sau:

b1) Việc tiếp tục đàm phán APA không đáp ứng được các nguyên tắc áp dụng APA quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư này;

b2) Các bên liên quan không thống nhất được nội dung APA khi giai đoạn được đề nghị áp dụng APA kết thúc;

b3) Người nộp thuế hoặc cơ quan thuế đối tác đề nghị dừng đàm phán APA.

Tổng cục Thuế thông báo cho người nộp thuế (đối với APA đơn phương) hoặc cho người nộp thuế và thông báo hoặc xác nhận với cơ quan thuế nước ngoài (đối với APA song phương hoặc đa phương) về việc dừng đàm phán APA.

Trách nhiệm của cơ quan thuế khi áp dụng APA

Căn cứ Khoản 2 Điều này trách nhiệm của cơ quan thuế khi áp dụng APA như sau:

a) Căn cứ thẩm quyền theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, Tổng cục Thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ của người nộp thuế; tiến hành giải quyết đề nghị của người nộp thuế về việc áp dụng APA, gia hạn, sửa đổi APA đã ký kết; hủy bỏ, thu hồi APA đã ký kết.

b) Cơ quan thuế có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện APA đã ký kết của người nộp thuế theo quy định tại khoản 9 Điều 20 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP theo chức năng, nhiệm vụ được giao, bao gồm: Thanh tra, kiểm tra, xác định thực tế việc chấp hành các quy định tại APA đã ký kết; thanh tra, kiểm tra, xác định việc khai, nộp thuế và điều chỉnh thu nhập chịu thuế theo các quy định tại APA đã ký kết; kiểm tra, xác định thông tin tại các báo cáo APA thường niên, báo cáo đột xuất do người nộp thuế báo cáo phù hợp với thực tế phát sinh.

Việc quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế nhằm giám sát sự tuân thủ của người nộp thuế trong việc thực hiện APA đã ký kết, không thẩm định lại APA đã ký kết.

c) Cục Thuế tham gia và chịu trách nhiệm đối với các nội dung tham gia trong quá trình tham định, trao đổi, đàm phán APA thuộc phạm vi quản lý nhà nước được phân công; quản lý, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các APA đã được ký kết theo chức năng, nhiệm vụ của Cục Thuế.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 64 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có hoạt động hạch toán toàn ngành là đơn vị điều tra?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều tra doanh nghiệp 2025: 35 loại phiếu điều tra áp dụng cho doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp/chi nhánh hạch toán độc lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Đoàn viên không đóng đoàn phí thì có bị khai trừ công đoàn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chức danh đấu giá viên từ ngày 10/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 19/2024/TT-BTP hướng dẫn Luật Đấu giá tài sản được sửa đổi theo Luật Đấu giá tài sản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cần đặt cọc tối thiểu bao nhiêu tiền để được mua tài sản công theo hình thức niêm yết giá?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 172/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu giá tài sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 89/2024/TT-BTC bãi bỏ 12 Thông tư về tài chính đất đai áp dụng từ ngày 25/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, tiêu chí phân loại dự án đầu tư công nhóm A? Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;