Hướng dẫn thi hành giải quyết yêu cầu bồi thường trong tố tụng hình sự và tố tụng hành chính?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 08/09/2023

Xin hỏi: Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn như thế nào về thi hành giải quyết yêu cầu bồi thường trong tố tụng hình sự và tố tụng hành chính?- Câu hỏi của chị Yến (Hà Nội).

    • Hướng dẫn thi hành giải quyết yêu cầu bồi thường trong tố tụng hình sự và tố tụng hành chính?

      Ngày 24/08/2023, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 02/2023/TT-TANDTC' onclick="vbclick('8D2BF', '394746');" target='_blank'>Thông tư 02/2023/TT-TANDTC hướng dẫn thi hành Điều 55 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 giải quyết yêu cầu bồi thường trong tố tụng hình sự và tố tụng hành chính. Theo đó, nội dung hướng dẫn bao gồm:

      - Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.

      - Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm của Nhà nước trong quá trình tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.

      - Yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm của Nhà nước trong quá trình tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.

      - Xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

      - Xác định thiệt hại được bồi thường.

      - Tách yêu cầu bồi thường để giải quyết bằng vụ án khác theo thủ tục tố tụng dân sự.

      - Nội dung của bản án có giải quyết yêu cầu bồi thường.

      Hướng dẫn thi hành giải quyết yêu cầu bồi thường trong tố tụng hình sự và tố tụng hành chính? (Hình từ Internet)

      Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường đối với Nhà nước trong tố tụng hình sự và tố tụng hành chính như thế nào?

      Tại Điều 3 Thông tư 02/2023/TT-TANDTC' onclick="vbclick('8D2BF', '394746');" target='_blank'>Thông tư 02/2023/TT-TANDTC, việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường đối với Nhà nước trong tố tụng hình sự và tố tụng hành chính được thực hiện như sau:

      (1) Tòa án đang giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án hình sự có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi vụ án có đủ các điều kiện sau đây:

      - Bị can, bị cáo là người thi hành công vụ trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự có hành vi quy định tại Điều 17, Điều 19, Điều 20, Điều 21 Luật Trách nhiệm bồi thưởng của Nhà nước 2017.

      - Hành vi của bị can, bị cáo bị truy tố gây ra thiệt hại và yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có liên quan với nhau.

      - Có yêu cầu bồi thường của người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

      (2) Tòa án đang giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ án hành chính có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi vụ án có đủ các điều kiện sau đây:

      - Người bị kiện có quyết định hành chính, hành vi hành chính quy định tại Điều 7 Luật Tố tụng hành chính 2015 và Điều 17 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

      - Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện gây ra thiệt hại và yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có liên quan với nhau.

      - Có yêu cầu bồi thường của người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thưởng của Nhà nước 2017

      (3) Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, Tòa án không giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự trong trường hợp :

      - Bị can, bị cáo là người thi hành công vụ có hành vi gây thiệt hại quy định tại Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

      Việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong trường hợp này được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định tại Mục 1 Chương 5 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

      Nhà nước thực hiện bồi thường theo yêu cầu trong tố tụng hình sự và tố tụng hành chính khi có đủ căn cứ nào?

      Tại khoản 1 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, Nhà nước thực hiện bồi thường theo yêu cầu trong tố tụng hình sự và tố tụng hành chính khi có đủ căn cứ như sau:

      - Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

      - Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

      - Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.

      Lưu ý: Thông tư 02/2023/TT-TANDTC' onclick="vbclick('8D2BF', '394746');" target='_blank'>Thông tư 02/2023/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 20/10/2023

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn