Đã có Thông tư 42 về Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá bất động sản?

Đã có Thông tư 42 về Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá bất động sản? Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá bất động sản là cách nào?

Đã có Thông tư 42/2024/TT-BTC về Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá bất động sản?

Ngày 20/6/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 42/2024/TT-BTC về Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá bất động sản.

Thông tư 42/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/8/2024 đồng thời thay thế Thông tư 145/2016/TT-BTC

Tại Điều 2 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá bất động sản ban hành kèm theo Thông tư 42/2024/TT-BTC quy định đối tượng áp dụng, bao gồm:

- Thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.

- Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá.

- Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá, bên thứ ba sử dụng báo cáo thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá (nếu có).

Đã có Thông tư 42 về Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá bất động sản? (Hình từ Internet)

Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá bất động sản là cách nào?

Căn cứ Điều 4 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá bất động sản ban hành kèm theo Thông tư 42/2024/TT-BTC quy định các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản:

Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản

1. Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá bất động sản bao gồm cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam hoặc sử dụng kết hợp các cách tiếp cận.

2. Phương pháp thẩm định giá sử dụng trong thẩm định giá bất động sản bao gồm các phương pháp thẩm định giá thuộc các cách tiếp cận hoặc kết hợp các cách tiếp cận quy định tại khoản 1 Điều này. Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá được xây dựng dựa trên cơ sở kết hợp cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập.

3. Căn cứ vào đặc điểm của bất động sản cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, các thông tin và số liệu về bất động sản cần thẩm định giá có thể thu thập được để lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp.

Theo đó, các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá bất động sản bao gồm:

- Cách tiếp cận từ thị trường

- Cách tiếp cận từ chi phí

- Cách tiếp cận từ thu nhập

Tổng chi phí phát triển của bất động sản gồm các chi phí nào?

Căn cứ Điều 9 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá bất động sản ban hành kèm theo Thông tư 42/2024/TT-BTC quy định xác định tổng chi phí phát triển (CP):

Xác định tổng chi phí phát triển (CP)

1. Tổng chi phí phát triển của bất động sản là toàn bộ các chi phí phát triển cần thiết dự kiến đầu tư vào bất động sản thẩm định giá, phù hợp với quy định của pháp luật (về các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và hạch toán chi phí sản xuất, đầu tư) và đáp ứng được mục đích sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của bất động sản thẩm định giá.

2. Tổng chi phí phát triển của bất động sản gồm:

a) Chi phí đầu tư xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng công trình, hạng mục công trình khác; chi phí thiết bị; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí quản lý dự án và các chi phí có liên quan;

b) Chi phí dự phòng;

c) Chi phí kinh doanh (như chi phí quảng cáo, bán hàng, chi phí quản lý vận hành và các chi phí khác có liên quan);

...

Như vậy, tổng hi phí phát triển của bất động sản gồm các chi phí sau:

- Chi phí đầu tư xây dựng bao gồm:

+ Chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng công trình, hạng mục công trình khác

+ Chi phí thiết bị

+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

+ Chi phí quản lý dự án và các chi phí có liên quan

- Chi phí dự phòng

- Chi phí kinh doanh

- Chi phí tài chính, thuế nếu có (như thuế sử dụng tài sản/bất động sản)

- Các khoản chi phí hợp lý khác;

- Lợi nhuận của nhà đầu tư được xác định trên cơ sở tỷ lệ lợi nhuận trung bình trên thị trường tính trên tổng chi phí của ít nhất 03 dự án đầu tư kinh doanh bất động sản tương tự trên thị trường hoặc được xác định là trung bình tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí của ít nhất 03 doanh nghiệp bất động sản tương tự trên thị trường;

- Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm:

+ Tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư

+ Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng không tính đến trong tổng chi phí phát triển.

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Mẫu số c1-02/ns giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước? Hạn nộp thuế qua giao dịch điện tử là ngày nào?
lawnet.vn
Mức trợ cấp hằng tháng của bệnh binh từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
lawnet.vn
Nghị định 78/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá?
lawnet.vn
Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
lawnet.vn
Mẫu 01/BKNT bảng kê nộp thuế theo Nghị định 11?
lawnet.vn
Đã có Thông tư 56/2024/TT-BTC mức thu, chế độ thu phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai?
lawnet.vn
Mức phụ cấp công vụ của viên chức quốc phòng được tính như thế nào? Thời gian nào không được tính hưởng phụ cấp công vụ đối với viên chức quốc phòng?
lawnet.vn
Đã có danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc lĩnh vực tài chính từ ngày 17/6/2024?
lawnet.vn
Trường hợp nào áp dụng chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn? Thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến có bắt buộc phải trong giờ hành chính không?
lawnet.vn
Hiện nay có mấy hình thức đấu giá? Khi nào được xem là đấu giá không thành?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;