Chính thức bãi bỏ 04 Thông tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành liên quan đến việc quản lý tài chính trong lĩnh vực ngoại giao từ ngày 25/12/2023?
Cho tôi hỏi Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư bãi bỏ các Thông tư nào liên quan đến việc quản lý tài chính trong lĩnh vực ngoại giao? Câu hỏi từ anh Khánh (Hà Nội)
Chính thức bãi bỏ 04 Thông tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành liên quan đến việc quản lý tài chính trong lĩnh vực ngoại giao từ ngày 25/12/2023?
Ngày 08/11/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 68/2023/TT-BTC quy định bãi bỏ 04 Thông tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành liên quan đến việc quản lý tài chính trong lĩnh vực ngoại giao.
04 Thông tư bị bãi bỏ liên quan đến việc quản lý tài chính trong lĩnh vực ngoại giao, bao gồm:
(1) Thông tư 42/2011/TT-BTC quy định chế độ quản lý tài chính quỹ hỗ trợ hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế;
(2) Thông tư 73/2011/TT-BTC về quy định chế độ quản lý tài chính quỹ hỗ trợ, vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài;
(3) Thông tư 31/2015/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí do ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho tổ chức được Bộ Ngoại giao giao hoặc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn, giới thiệu và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
(4) Thông tư 37/2015/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà, đất phục vụ hoạt động đối ngoại của Nhà nước theo hình thức hỗ tương và theo hình thức giao sử dụng nhà, đất không phải trả tiền;
Lưu ý: Thông tư 68/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 25/12/2023.
Chính thức bãi bỏ 04 Thông tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành liên quan đến việc quản lý tài chính trong lĩnh vực ngoại giao từ ngày 25/12/2023? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 14/2023/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Ngân sách nhà nước.
2. Vụ Đầu tư.
3. Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I).
4. Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp.
5. Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Vụ Pháp chế.
8. Vụ Tổ chức cán bộ.
...
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính được quy định như sau:
(1) Các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
1.Vụ Ngân sách nhà nước.
2. Vụ Đầu tư.
3. Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I).
4. Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp.
5. Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Vụ Pháp chế.
8. Vụ Tổ chức cán bộ.
9. Thanh tra.
10. Văn phòng.
11. Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí.
12. Cục Quản lý công sản.
13. Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại.
14. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
15. Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán.
16. Cục Quản lý giá.
17. Cục Tin học và Thống kê tài chính.
18. Cục Tài chính doanh nghiệp.
19. Cục Kế hoạch - Tài chính.
20. Tổng cục Thuế.
21. Tổng cục Hải quan.
22. Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
23. Kho bạc Nhà nước.
24. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
(2) Các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc Bộ Tài Chính
1. Viện Chiến lược và chính sách tài chính.
2. Thời báo Tài chính Việt Nam.
3. Tạp chí Tài chính.
4. Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính.
Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì về quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Nghị định 14/2023/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính về quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước như sau:
- Thống nhất quản lý, chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật đối với cơ quan thuế, hải quan và cơ quan khác được nhà nước giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí hoặc thu khác của ngân sách nhà nước;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí, thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, mặt nước, tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, xóa nợ thuế, tiền phạt và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước hoặc bãi bỏ các hình thức xử phạt khác đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương về thuế;
- Ban hành quy định về thủ tục, quy trình nghiệp vụ thu, nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn các nghiệp vụ: Khai thuế, tính thuế, nộp thuế, phát hành lệnh thu thuế và các nghiệp vụ khác có liên quan;
- Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách nhà nước, việc chấp hành các quy định của pháp luật về thu, nộp ngân sách nhà nước và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Đánh giá sự phù hợp của chính sách thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước với các cơ chế, chính sách khác hiện hành và tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.
Trân trọng!