Cần đặt cọc tối thiểu bao nhiêu tiền để được mua tài sản công theo hình thức niêm yết giá?
Cần đặt cọc tối thiểu bao nhiêu tiền để được mua tài sản công theo hình thức niêm yết giá?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 144/2017/TT-BTC quy định chung về bán tài sản công theo hình thức niêm yết giá:
Điều 3. Quy định chung về bán tài sản công theo hình thức niêm yết giá
1. Việc bán tài sản công theo hình thức niêm yết giá được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP, khoản 2, khoản 3 Điều này và Điều 4, Điều 5 Thông tư này.
2. Người đăng ký mua tài sản công theo hình thức niêm yết giá có trách nhiệm nộp khoản tiền đặt trước khi đăng ký mua tài sản. Người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công quyết định cụ thể số tiền đặt trước nhưng tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá bán tài sản niêm yết.
Khoản tiền đặt trước được coi là tiền đặt cọc để mua tài sản trong trường hợp người đăng ký được quyền mua tài sản. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công có trách nhiệm trả lại tiền đặt trước cho người đăng ký nhưng không mua được tài sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được người mua tài sản, trừ các trường hợp người đăng ký không được nhận lại tiền đặt trước bao gồm:
a) Người đăng ký từ chối mua tài sản sau khi được xác định là người được quyền mua tài sản;
b) Người đăng ký được quyền mua tài sản nhưng không ký hợp đồng mua bán tài sản trong thời hạn quy định;
c) Người đăng ký được quyền mua tài sản đã ký hợp đồng mua bán tài sản nhưng không thanh toán tiền mua tài sản hoặc đã thanh toán tiền mua tài sản nhưng không nhận tài sản;
d) Người thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP nhưng vẫn đăng ký mua tài sản.
3. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công có trách nhiệm niêm yết công khai quy định về những người không được tham gia mua tài sản công quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP. Trường hợp người thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP nhưng vẫn đăng ký mua tài sản thì không được quyền mua tài sản.
Theo quy định trên, người đăng ký mua tài sản công theo hình thức niêm yết giá cần đặt cọc tối thiểu là 10% giá bán tài sản niêm yết để được mua tài sản công theo hình thức niêm yết giá.
Dạy thêm không thu tiền có phải đăng ký kinh doanh không? (Hình từ Internet)
Niêm yết giá và thông tin về tài sản trên Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công có các nội dung nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 144/2017/TT-BTC quy định nội dung niêm yết giá và thông tin về tài sản trên Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công bao gồm:
[1] Tên, địa chỉ, điện thoại của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản
[2] Tên tài sản, chủng loại, số lượng, chất lượng của tài sản kèm theo ít nhất 02 hình ảnh của tài sản; giá bán tài sản
[3] Số tiền đặt trước và hình thức nộp tiền đặt trước
[4] Địa điểm, thời hạn xem tài sản
[5] Quy định về người không được tham gia mua tài sản
[6] Thời hạn đăng ký và nộp tiền đặt trước
[7] Thời gian lựa chọn người được quyền mua tài sản
[8] Những thông tin cần thiết khác liên quan đến tài sản bán do cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản yêu cầu niêm yết, thông báo công khai
Lưu ý:
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công có trách nhiệm đăng nhập thông tin tại [1] [2] [3] [4] [5] [8] vào Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công để thực hiện đăng tải.
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của thông tin về tài sản đã đăng nhập vào Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công.
- Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công xác định các thông tin [6] [7] khi nội dung niêm yết giá và thông tin về tài sản được đăng tải trên Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công?
Căn cứ Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công bao gồm:
- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt, chiếm giữ và sử dụng trái phép tài sản công.
- Đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.
- Giao tài sản công cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không có nhu cầu sử dụng.
- Sử dụng xe ô tô và tài sản công khác do tổ chức, cá nhân tặng cho không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức.
- Sử dụng hoặc không sử dụng tài sản công được giao gây lãng phí; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không phù hợp với mục đích sử dụng của tài sản, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao; sử dụng tài sản công để kinh doanh trái pháp luật.
- Xử lý tài sản công trái quy định của pháp luật.
- Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công.
- Chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản công.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.
- Hành vi bị nghiêm cấm khác trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật có liên quan.