Ban hành Thông tư 19/2024/TT-BTC quy định về định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia?
Thông tư 19/2024/TT-BTC quy định về định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia là bao nhiêu? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo gồm những gì?
Ban hành Thông tư 19/2024/TT-BTC quy định về định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia?
Ngày 22/3/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 19/2024/TT-BTC quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản dự trữ quốc gia và định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý.
Theo đó, định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia được quy định như sau:
- Định mức hao hụt đối với gạo bảo quản kín (bổ sung khí nitơ, áp suất thấp):
+ Thời gian bảo quản dưới 12 tháng: 0,050 %.
+ Thời gian bảo quản từ 12 đến 18 tháng: 0,058 %.
+ Thời gian bảo quản trên 18 tháng: 0,066 %.
- Định mức hao hụt đối với thóc bảo quản đổ rời và thóc đóng bao trong điều kiện áp suất thấp như sau:
TT |
Thời gian bảo quản thóc |
Định mức (%) |
Ghi chú |
1 |
Từ 01 tháng đến 03 tháng |
0,3 |
|
2 |
Từ > 03 tháng đến 06 tháng |
0,5 |
|
3 |
Từ > 06 tháng đến 09 tháng |
0,7 |
|
4 |
Từ > 09 tháng đến 12 tháng |
0,9 |
|
5 |
Từ > 12 tháng đến 18 tháng |
1,1 |
|
6 |
Từ > 18 tháng đến 24 tháng |
1,3 |
|
7 |
Từ > 24 tháng đến 30 tháng |
1,4 |
|
8 |
Trên 30 tháng: cộng thêm/tháng |
0,015 |
|
- Định mức hao hụt đối với thóc bảo quản đổ rời và thóc đóng bao bảo quản kín bổ sung khí nitơ duy trì nồng độ ≥ 98% như sau:
TT |
Thời gian bảo quản thóc |
Định mức (%) |
Ghi chú |
1 |
Từ 01 tháng đến 03 tháng |
0,3 |
|
2 |
Từ > 03 tháng đến 06 tháng |
0,5 |
|
3 |
Từ > 06 tháng đến 09 tháng |
0,6 |
|
4 |
Từ > 09 tháng đến 12 tháng |
0,7 |
|
5 |
Từ > 12 tháng đến 18 tháng |
0,8 |
|
6 |
Từ > 18 tháng đến 24 tháng |
0,9 |
|
7 |
Từ > 24 tháng đến 30 tháng |
1,0 |
|
8 |
Trên 30 tháng: cộng thêm/tháng |
0,015 |
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo gồm những gì?
Tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
1. Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
c) Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo: 01 bản chính;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
- Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Ban hành Thông tư 19/2024/TT-BTC quy định về định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?
Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định về cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo như sau:
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
1. Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
c) Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
3. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
...
Như vậy, Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Trân trọng!









