Nghị định 65 hướng dẫn một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ?

Xin hỏi: Nghị định 65 hướng dẫn một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ như thế nào?- Câu hỏi của anh Tiến (Long An).

Đã có Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ?

Ngày 23/8/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết về:

- Việc xác lập, chủ thể, nội dung, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, đại diện sở hữu công nghiệp và các biện pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu công nghiệp.

- Việc xác định hành vi xâm phạm, tính chất và mức độ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, xác định thiệt hại;

Yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý xâm phạm, xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Đối tượng áp dụng Nghị định 65/2023/NĐ-CP gồm có:

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện hưởng sự bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ hoặc có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập dựa trên căn cứ, thủ tục.

Nghị định 65 hướng dẫn một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ? (Hình từ Internet)

Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập dựa trên căn cứ nào?

Tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 65/2023/NĐ-CP có quy định căn cứ, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Căn cứ, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp

...

2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu đó phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 91 của Nghị định này.

3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với tên thương mại, chủ thể có tên thương mại phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 91 của Nghị định này.

...

Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập dựa trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp theo điều ước quốc tế có cần phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ không?

Tại Điều 11 Nghị định 65/2023/NĐ-CP có quy định về quyền sở hữu công nghiệp theo điều ước quốc tế như sau:

Quyền sở hữu công nghiệp theo điều ước quốc tế

1. Trong trường hợp điều ước quốc tế liên quan đến sở hữu công nghiệp mà Việt Nam là thành viên có quy định về thừa nhận, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân của các thành viên theo quy định tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân của các thành viên khác được thừa nhận, bảo hộ tại Việt Nam.

Quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ trong phạm vi, thời hạn phù hợp với quy định của điều ước quốc tế và không phải thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố mọi thông tin cần thiết liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp được thừa nhận, bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế.

Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp theo điều ước quốc tế không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Quyền sở hữu công nghiệp theo điều ước quốc tế được bảo hộ trong phạm vi, thời hạn phù hợp với quy định của điều ước quốc tế.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục công nghệ cấm chuyển giao mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao mới nhất năm 2024?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sảy thai là bao lâu?
lawnet.vn
Người lao động có phải thỏa thuận việc bảo vệ bí mật kinh doanh không?
lawnet.vn
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn bao lâu?
lawnet.vn
Bí mật kinh doanh là gì? Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?
lawnet.vn
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc mới nhất 2024?
lawnet.vn
Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?
lawnet.vn
Nghị định 65 hướng dẫn một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ?
lawnet.vn
Trong trường hợp nào phải huỷ bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao từ 01/7/2023?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;