Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam chịu sự quản lý của ai theo quy định pháp luật?

Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam chịu sự quản lý của ai? Và được gây quỹ Hội trên cơ sở nào? Việc sửa đổi bổ sung Điều lệ Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam phải có sự đồng ý của bao nhiêu người?

Mong nhận được phản hồi sớm. Xin cảm ơn!

Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam chịu sự quản lý của ai?

Căn cứ Điều 4 Điều lệ Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 840/QĐ-BNV năm 2021 quy định như sau:

1. Hội hoạt động trên phạm vi cả nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh và phim truyền hình theo quy định của pháp luật.

2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực Hội hoạt động theo quy định của pháp luật.

Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam được gây quỹ Hội trên cơ sở nào?

Tại Điều 6 Điều lệ Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 840/QĐ-BNV năm 2021 có nêu:

1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.

2. Đại diện cho hội viên trong các quan hệ trong nước và ngoài nước về lĩnh vực bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh và phim truyền hình và các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trong lĩnh vực bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh và phim truyền hình phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.

4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh và phim truyền hình Việt Nam theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.

5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động theo quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.

6. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, tổ chức, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương và các tổ chức, hội hoạt động về truyền thông, điện ảnh và truyền hình để thực hiện nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

7. Thành lập pháp nhân thuộc Hội phù hợp với tôn chỉ, mục đích theo quy định của pháp luật.

8. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.

9. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.

10. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.

11. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Hội được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.

Hình từ Internet

Việc sửa đổi bổ sung Điều lệ Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam phải có sự đồng ý của bao nhiêu người?

Theo Điều 26 Điều lệ Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 840/QĐ-BNV năm 2021 quy định thì:

1. Chỉ có Đại hội Hội Bảo vệ quyền tác phẩm điện ảnh và Phim truyền hình Việt Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ này để cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hội phê duyệt.

2. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.

Như vậy, về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục công nghệ cấm chuyển giao mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao mới nhất năm 2024?
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sảy thai là bao lâu?
lawnet.vn
Người lao động có phải thỏa thuận việc bảo vệ bí mật kinh doanh không?
lawnet.vn
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn bao lâu?
lawnet.vn
Bí mật kinh doanh là gì? Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?
lawnet.vn
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc mới nhất 2024?
lawnet.vn
Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?
lawnet.vn
Nghị định 65 hướng dẫn một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ?
lawnet.vn
Trong trường hợp nào phải huỷ bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao từ 01/7/2023?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;