Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn bao lâu?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn bao lâu? Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực khi nào? Các dấu hiệu nào không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn bao lâu?

Căn cứ Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ

1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.

3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

5. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:

a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;

b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

...

Theo quy định trên, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn bảo hộ 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Sau khi hết hạn, chủ sở hữu có thể gia hạn bảo hộ nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)

Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực khi nào?

Căn cứ Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định văn bằng bảo hộ bị chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

- Chủ văn bằng bảo hộ không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;

- Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;

- Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;

- Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;

- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

- Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó;

- Việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đó;

- Nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó;

- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài không còn được bảo hộ tại nước xuất xứ.

Các dấu hiệu nào không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu?

Căn cứ Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 21 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca.

2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

...

Như vậy, các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu, bao gồm:

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca.

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

- Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có;

- Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sảy thai là bao lâu?
lawnet.vn
Người lao động có phải thỏa thuận việc bảo vệ bí mật kinh doanh không?
lawnet.vn
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn bao lâu?
lawnet.vn
Bí mật kinh doanh là gì? Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?
lawnet.vn
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc mới nhất 2024?
lawnet.vn
Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?
lawnet.vn
Nghị định 65 hướng dẫn một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ?
lawnet.vn
Trong trường hợp nào phải huỷ bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao từ 01/7/2023?
lawnet.vn
Để được cấp Thẻ giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan phải đáp ứng điều kiện gì?
lawnet.vn
Triển khai kế hoạch ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền trong môi trường kỹ thuật số trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;