Đối tượng có khả năng bảo hộ về nhãn hiệu hàng hoá theo Hiệp định TRIPS

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/04/2017

Đối tượng có khả năng bảo hộ về nhãn hiệu hàng hoá theo Hiệp định TRIPS được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Phúc, đang sinh sống tại Hải Dương, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi đối tượng có khả năng bảo hộ về nhãn hiệu hàng hoá theo Hiệp định TRIPS được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Thanh Phúc_098**)

    • Đối tượng có khả năng bảo hộ về nhãn hiệu hàng hoá theo Hiệp định TRIPS được quy định cụ thể tại Điều 15 Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ' onclick="vbclick('31B2', '179113');" target='_blank'> Điều 15 Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ, theo đó:

      1. Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hoá. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá. Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ tương ứng, các Thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng. Các Thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.

      2. Khoản 1 trên đây không có nghĩa là cấm các Thành viên từ chối đăng ký nhãn hiệu hàng hoá dựa vào những căn cứ khác, miễn là những căn cứ khác đó không trái với quy định của Công ước Paris (1967).

      3. Các Thành viên có thể quy định khả năng được đăng ký phụ thuộc vào việc sử dụng. Tuy nhiên, không được coi việc sử dụng thực sự nhãn hiệu hàng hoá là điều kiện để nộp đơn đăng ký. Không được từ chối đơn đăng ký với lý do duy nhất là dự định sử dụng không được thực hiện trước khi kết thúc thời hạn 3 năm kể từ ngày nộp đơn.

      4. Bản chất của hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ mang nhãn hiệu hàng hoá không ảnh hưởng tới khả năng được đăng ký của nhãn hiệu hàng hoá đó.

      5. Các Thành viên phải công bố từng nhãn hiệu hàng hoá trước khi hoặc ngay sau khi nhãn hiệu được đăng ký và phải dành cơ hội hợp lý cho việc nộp đơn yêu cầu huỷ bỏ việc đăng ký đó. Ngoài ra, các Thành viên có thể quy định cơ hội để được phản đối việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

      Trên đây là tư vấn về đối tượng có khả năng bảo hộ về nhãn hiệu hàng hoá theo Hiệp định TRIPS. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Hiệp định TRIPS.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn