Các tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác có được pháp luật nước ta bảo hộ quyền tác giả hay không?

"> Các tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác có được pháp luật nước ta bảo hộ quyền tác giả hay không?

">

Các tác phẩm nhiếp ảnh có được bảo hộ quyền tác giả hay không?

Các tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác có được pháp luật nước ta bảo hộ quyền tác giả hay không?

Pháp luật hiện nay quy định quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Theo đó, theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì các tác phẩm sau đây sẽ được bảo hộ quyền tác giả:

- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

- Tác phẩm báo chí;

- Tác phẩm âm nhạc;

- Tác phẩm sân khấu;

- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

- Tác phẩm nhiếp ảnh;

- Tác phẩm kiến trúc;

- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì các tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác được xem là các tác phẩm nhiếp ảnh (được quy định tại Điểm h Khoản 1 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009).

==> Như vậy, căn cứ các quy định được trích dẫn trên đây thì tác phẩm nhiếp ảnh thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.

Theo đó, các tác phẩm nhiếp ảnh được bảo hộ quyền tác giả phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Các tác phẩm nhiếp ảnh phái sinh từ tác phẩm khác chỉ được bảo hộ quyền tác giả nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
lawnet.vn
Từ ngày 01/7/2025, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sảy thai là bao lâu?
lawnet.vn
Người lao động có phải thỏa thuận việc bảo vệ bí mật kinh doanh không?
lawnet.vn
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn bao lâu?
lawnet.vn
Bí mật kinh doanh là gì? Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?
lawnet.vn
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc mới nhất 2024?
lawnet.vn
Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?
lawnet.vn
Nghị định 65 hướng dẫn một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ?
lawnet.vn
Trong trường hợp nào phải huỷ bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao từ 01/7/2023?
lawnet.vn
Để được cấp Thẻ giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan phải đáp ứng điều kiện gì?
lawnet.vn
Triển khai kế hoạch ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền trong môi trường kỹ thuật số trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;