Các biện pháp chế tài khác áp dụng đố với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định TRIPS

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 25/04/2017

Các biện pháp chế tài khác áp dụng đố với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định TRIPS là gì? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Tuấn, đang sinh sống tại Hà Tĩnh, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi ngoài biện pháp yêu cầu đền bù thì hại thì có biện pháp chế tài nào khác áp dụng đố với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định TRIPS? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Minh Tuấn_091**)

    • Các biện pháp chế tài khác áp dụng đố với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định TRIPS được quy định cụ thể tại Điều 46 Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ' onclick="vbclick('31B2', '180017');" target='_blank'>Điều 46 Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ, theo đó:

      Để ngăn chặn một cách hữu hiệu các hành vi xâm phạm, các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh, mà không có bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào, buộc những hàng hoá xâm phạm do các cơ quan đó phát hiện phải bị xử lý bên ngoài các kênh thương mại theo cách thức tránh gây bất cứ thiệt hại nào cho chủ thể quyền, hoặc phải bị tiêu huỷ trừ khi việc tiêu huỷ trái với quy định của hiến pháp hiện hành. Các cơ quan xét xử cũng phải có quyền ra lệnh, mà không có bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào, buộc các vật liệu và phương tiện đã được sử dụng chủ yếu để sản xuất hàng hoá xâm phạm phải bị xử lý bên ngoài các kênh thương mại theo cách thức nhằm giảm đến mức tối thiểu nguy cơ tiếp diễn hành vi xâm phạm. Khi xem xét các yêu cầu đó, phải chú ý đến sự cần thiết phải có tính tương xứng giữa các biện pháp chế tài và mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm, cũng như phải chú đến lợi ích của các bên thứ ba. Đối với hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giả mạo, trừ những trường hợp ngoại lệ, việc đơn thuần gỡ bỏ nhãn hiệu gắn trên hàng hoá một cách bất hợp pháp không đủ để cho phép hàng hoá đó được vào lưu thông trong các kênh thương mại.

      Trên đây là tư vấn về các biện pháp chế tài khác áp dụng đố với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định TRIPS. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Hiệp định TRIPS.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn