Tôi là tổ trưởng của tổ vậy vốn chỉ có trách nhiệm làm hồ sơ, và thu lãi cho bên ngân hàng còn trong sổ thì đứng tên người vay. Nhưng khi đi thu lãi hàng tháng thì có trường hợp cố tình không trả lãi, và còn bắt tôi trả cả số tiền gốc và lãi. Bây giờ có nên kiện ra pháp luật không?

"> Tôi là tổ trưởng của tổ vậy vốn chỉ có trách nhiệm làm hồ sơ, và thu lãi cho bên ngân hàng còn trong sổ thì đứng tên người vay. Nhưng khi đi thu lãi hàng tháng thì có trường hợp cố tình không trả lãi, và còn bắt tôi trả cả số tiền gốc và lãi. Bây giờ có nên kiện ra pháp luật không?

">

Xử lý trường hợp vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội nhưng cố tình không trả

Tôi là tổ trưởng của tổ vậy vốn chỉ có trách nhiệm làm hồ sơ, và thu lãi cho bên ngân hàng còn trong sổ thì đứng tên người vay. Nhưng khi đi thu lãi hàng tháng thì có trường hợp cố tình không trả lãi, và còn bắt tôi trả cả số tiền gốc và lãi. Bây giờ có nên kiện ra pháp luật không?

Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên vay như sau:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, bạn là tổ trưởng chỉ tham gia giúp làm hồ sơ vay vốn chính sách và hỗ trợ thu lãi hàng tháng để gởi lại cho ngân hàng. Trách nhiệm này chỉ mang tính hỗ trợ. Ở đây, người có trách nhiệm trả nợ là tổ viên vay vốn. Do đó, để thuận lợi hơn bạn cần làm việc lại với ngân hàng và phía ngân hàng sẽ tự cử người đi hồi nợ.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID trên điện thoại nhanh nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký khai tử mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Không yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận kết hôn khi đăng ký khai sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được ủy quyền đăng ký kết hôn không? Điều kiện kết hôn năm 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn tạm trú tối đa tại một nơi năm 2025 là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc nhập ngũ dành cho mọi đối tượng mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu tiễn tân binh lên đường nhập ngũ 2025 hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc người yêu lên đường nhập ngũ 2025 hay nhất?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;