Tứ thân phụ mẫu có được hưởng thừa kế hay không nếu chia di sản theo pháp luật?

Tứ thân phụ mẫu có được hưởng thừa kế hay không nếu chia di sản theo pháp luật? Trong trường hợp con chết trước cha mẹ thì khi cha mẹ chết, phần di sản đó có được chuyển sang cho người cháu? Di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định như thế nào? Người phân chia di sản được quy định như thế nào?

Chào anh chị, cho em hỏi ba em vừa mất do bệnh ung thư giai đoạn cuối, trước khi mất ba không kịp để lại di chúc. Hiện nay em còn ông bà nội, ông bà ngoại, và mẹ của em. Anh chị cho em hỏi nếu chia thừa kế theo pháp luật thì ông bà nội, ông bà ngoại của em (tức là tứ thân phụ mẫu của ba em) có được hưởng di sản do ba em để lại hay không?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

1. Tứ thân phụ mẫu có được hưởng thừa kế hay không nếu chia di sản theo pháp luật? 

Tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp người mất vẫn còn ba mẹ ruột, ba mẹ vợ (tứ thân phụ mẫu) thì chỉ có ba mẹ của ba bạn mới được chia di sản thừa kế theo pháp luật.

2. Trong trường hợp con chết trước cha mẹ thì khi cha mẹ chết, phần di sản đó có được chuyển sang cho người cháu?

Tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người thừa kế thế vị như sau:

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Theo đó, nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật, trong trường hợp con chết trước cha mẹ thì khi cha mẹ chết, phần di sản đó có được chuyển sang cho người cháu (con của người con).

3. Di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định như thế nào?

Tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:

1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Theo đó, di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ được thực hiện theo quy định trên.

4. Người phân chia di sản được quy định như thế nào?

Tại Điều 657 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người phân chia di sản như sau:

1. Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

2. Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thỏa thuận của những người thừa kế theo pháp luật.

3. Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thỏa thuận.

Như vậy, người phân chia di sản được thực hiện theo quy định trên.

Trân trọng!

 

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tham gia Dân quân tự vệ có được miễn nghĩa vụ quân sự 2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp nào? Các trường hợp nào thực hiện cấp đổi thẻ căn cước?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cước điện tử là gì? Căn cước điện tử bị khóa trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cửa khẩu đường hàng không cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là gì? Nội dung khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Những nội dung nào Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định?
Hỏi đáp Pháp luật
Những nội dung nào doanh nghiệp nhà nước phải công khai khi thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị phạt tù không? Tiêu chuẩn gọi nhập ngũ năm 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các bệnh về thần kinh không đi nghĩa vụ quân sự 2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;