Tòa án có chấp nhận đơn ly hôn viết tay?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Tôi vừa nộp đơn xin ly hôn đơn phương lên Tòa án, tôi không viết đơn theo mẫu mà tự viết tay. Đề nghị luật sư tư vấn, Tòa án có chấp nhận đơn xin ly hôn tự viết tay không hay bắt buộc phải viết đơn theo mẫu có sẵn? (Đức Thành- Quảng Bình)
    • Luật gia Lê Thị Hoàng - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

      Chúng tôi trích dẫn quy định của pháp luật có liên quan để anh (chị) tham khảo, như sau:
      Căn cứ vào yêu cầu ly hôn, đơn xin ly hôn được chia làm hai loại là đơn xin ly hôn (đơn phương) và đơn yêu cầu công nhận việc thuận tình ly hôn. Trong cả hai loại đơn này cần phải đáp ứng đầy đủ nội dung được quy định cụ thể tại Điều 164 (đối với đơn xin ly hôn) và Điều 312 (đối với đơn yêu cầu công nhận việc thuận tình ly hôn) của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), cụ thể như sau:

      - Điều 164 quy định về hình thức, nội dung đơn khởi kiện:
      “1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
      2. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
      a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
      b) Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;
      c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
      d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;
      đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;
      e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;
      g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
      h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
      i) Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;
      k) Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án;
      l) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn”
      - Điều 312 quy định về đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự:
      “1. Người yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Toà án có thẩm quyền quy định tại mục 2 Chương III của Bộ luật này.
      2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
      a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
      b) Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;
      c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
      d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;
      đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;
      e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;
      g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn”
      Để tạo thuận lơi cho người thực hiện thủ tục có được lá đơn xin ly hôn chuẩn luật và đầy đủ nội dung, Tòa án có ban hành mẫu đơn ly hôn đánh máy có đóng dấu của Tòa án, cá nhân có thể đến trực tiếp Tòa án để mua và sử dụng. Tuy nhiên, việc viết đơn bằng tay pháp luật cũng không hạn chế, miễn sao nội dung đơn đáp ứng được đầy đủ nội dung mà pháp luật quy định. Do đó, trong trường hợp của anh (chị), nếu đơn tự viết tay của anh (chị) đảm bảo các nội dung được quy định tại Điều 164 (nêu trên) thì Tòa án hoàn toàn chấp nhận đơn của anh (chị).

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn