Thủ tục thay đổi chủ hộ trong sổ hộ khẩu năm 2019

Luật sư cho tôi hỏi: Hiện nay gia đình tôi muốn xin thay đổi chủ hộ từ ông nội sang cho cha tôi thì cần phải làm các thủ tục gì? Và gia đình tôi nên liên hệ với cơ quan nào để làm thủ tục? Có phải là đến Ủy ban nhân dân xã không?

Theo quy định tại Luật cư trú 2006 thì có thể hiểu sổ hộ khẩu là một trong những giấy tờ quản lý hành chính, có giá trị xác định nơi thường trú của công dân, việc thay đổi chủ hộ không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng, sở hữu tài sản của hộ gia đình cũng như tài sản cá nhân. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cũng có thể được cấp cho cá nhân.

Trong đó, đối với trường hợp sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình thì mỗi hộ gia đình phải cử một người làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú.

Người làm chủ hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tuy nhiên, trường hợp không có ng­ười từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.

Hộ gia đình có nhu cầu thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ theo quy định của pháp luật. Thủ tục thay đổi chủ hộ được tiến hành theo trình tự, thủ tục sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người đến làm thủ tục phải xuất trình 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

- Sổ hộ khẩu;

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

- Ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong sổ hộ khẩu.

Cơ quan có thẩm quyền ở đây được xác định như sau:

- Đối với các thành phố trực thuộc trung ương: Công an huyện, quận, thị xã;

- Đối với các tỉnh tỉnh: Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Lưu ý: Trường hợp làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu thì người đến làm thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật về dân sự.

Kết luận: Trường hợp gia đình bạn muốn xin thay đổi chủ hộ từ ông nội sang cho cha tôi thì cần phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ. Gia đình căn cứ nội dung trên đây để thực hiện cho đúng.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID trên điện thoại nhanh nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký khai tử mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Không yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận kết hôn khi đăng ký khai sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được ủy quyền đăng ký kết hôn không? Điều kiện kết hôn năm 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn tạm trú tối đa tại một nơi năm 2025 là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc nhập ngũ dành cho mọi đối tượng mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu tiễn tân binh lên đường nhập ngũ 2025 hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc người yêu lên đường nhập ngũ 2025 hay nhất?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;