Quyền và nghĩa vụ của bên bị cầm giữ tài sản

Quyền và nghĩa vụ của bên bị cầm giữ tài sản được quy định như thế nào?

 Quyền của bên bị cầm giữ tài sản:
•    Yêu cầu bên cầm giữ đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm giữ nếu do sử dụng mà tài sản cầm giữ có nguy cơ bị mất hoặc giảm sút giá trị.
•    Được bán tài sản cầm giữ nếu bên cầm giữ tài sản đồng ý.
•    Được thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác nếu có thỏa thuận.
•    Yêu cầu bên cầm giữ bồi thường thiệt hại xảy ra với tài sản cầm giữ nếu có.
•    Yêu cầu bên cầm giữ trả lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ bảo đảm bằng cầm giữ chấm dứt.
– Nghĩa vụ của bên bị cầm giữ
•    Thanh toán cho bên nhận cầm giữ những chi phí hợp lý để bảo quản, gìn giữ tài sản cầm giữ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
•    Thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản cầm giữ cho bên cầm giữ.
Ví dụ: A hỏng xe ô tô chở khách 45 chỗ và đến cửa hàng của B sửa xe. Khi B sửa xong thì A thiếu tiền để trả. Vì vậy B nói “Tôi sẽ giữ chiếc xe này của anh đến khi anh trả đủ tiền cho tôi”. Như vậy, B đã cầm giữ chiếc xe của A để đảm bảo cho quyền lợi của mình.
Câu hỏi đặt ra là: nếu B không có sự thỏa thuận trước về biện pháp bảo đảm đối với A, không được sự đồng ý của A về việc giữ xe liệu rằng yếu tố: B chiếm giữ xe đó có phải là hợp pháp bởi xét về việc B chiếm giữ chiếc xe đó, trong hệ thống pháp luật Dân Sự Việt Nam, theo các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng tại điều 318, việc B chiếm giữ chiếc xe đó nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ sẽ là hợp pháp nếu nhận được sự đồng ý giao xe của A, hoặc, chiếc xe đó là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà 2 bên giao kết (xét cho cùng cũng bắt nguồn từ sự đồng ý của A). Do đó, nếu A không thỏa thuận về việc cho B giữ xe trong hợp đồng sửa chữa xe này, hành vi của B lúc ấy sẽ là chiếm giữ bất hợp pháp. Hành vi B làm với chiếc xe bắt nguồn từ việc bảo đảm quyền lợi của mình. Giả dụ, B là người không am hiểu luật và không biết về việc chiếm giữ xe đó là bất hợp pháp. Liệu rằng có nên hợp pháp hóa điều đó khi mà hầu hết các biện pháp bảo đảm hiện nay đều rất khó có thể được thiết lập sau khi nghĩa vụ bị vi phạm? Thêm nữa, liệu có nên để B mặc nhiên chiếm giữ Vật có nghĩa vụ phát sinh trực tiếp từ chính nó (ở đây là xe của A ) nhằm  đảm bảo nghĩa vụ , quyền lợi của B không ? …
Thiết nghĩ, nếu có thêm một nội dung mới như dưới đây, quyền lợi của B có thể sẽ được bảo đảm:
•    Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) được phép chiếm giữ tài sản là đối tượng phát sinh nghĩa vụ trực tiếp của hợp đồng song vụ khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa  thuận.
•    Quy định thêm về các tình huống liên quan tới tài sản, các loại tài sản có thể được thực hiện với biện pháp cầm giữ, (ví dụ như một số loại tài sản dễ hư hỏng trong thời gian ngắn, các loại tài sản biến chất theo thời gian, các loại tài sản phục vụ cho các việc cứu người khẩn cấp, công vụ khẩn và đang trên đường thực hiện việc đó thì không được cầm giữ….. )
Như vậy, quy định về cầm giữ như là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ (ngoài ý chí) là rất cần thiết.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID trên điện thoại nhanh nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký khai tử mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Không yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận kết hôn khi đăng ký khai sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được ủy quyền đăng ký kết hôn không? Điều kiện kết hôn năm 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn tạm trú tối đa tại một nơi năm 2025 là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc nhập ngũ dành cho mọi đối tượng mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu tiễn tân binh lên đường nhập ngũ 2025 hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc người yêu lên đường nhập ngũ 2025 hay nhất?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;