Vợ chồng tôi rất khó thụ thai nên có nhờ người em gái trong dòng họ nhờ mang thai hộ giúp. Mọi vấn đề đều đã được sắp xếp ổn thỏa theo quy định của pháp luật. Nhưng mới đây, sau khi sinh con thì con bé không chịu giao con cho vợ chồng tôi đăng ký khai sinh, chăm sóc cho con mà giữ lại nuôi luôn. Bây giờ tôi phải làm như thế nào để giành quyền nuôi con của vợ chồng tôi thưa luật sư?

"> Vợ chồng tôi rất khó thụ thai nên có nhờ người em gái trong dòng họ nhờ mang thai hộ giúp. Mọi vấn đề đều đã được sắp xếp ổn thỏa theo quy định của pháp luật. Nhưng mới đây, sau khi sinh con thì con bé không chịu giao con cho vợ chồng tôi đăng ký khai sinh, chăm sóc cho con mà giữ lại nuôi luôn. Bây giờ tôi phải làm như thế nào để giành quyền nuôi con của vợ chồng tôi thưa luật sư?

">

Phải làm thế nào khi bên mang thai hộ không chịu giao con?

Vợ chồng tôi rất khó thụ thai nên có nhờ người em gái trong dòng họ nhờ mang thai hộ giúp. Mọi vấn đề đều đã được sắp xếp ổn thỏa theo quy định của pháp luật. Nhưng mới đây, sau khi sinh con thì con bé không chịu giao con cho vợ chồng tôi đăng ký khai sinh, chăm sóc cho con mà giữ lại nuôi luôn. Bây giờ tôi phải làm như thế nào để giành quyền nuôi con của vợ chồng tôi thưa luật sư?

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Tại Khoản 4 Điều 93 và Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

"Điều 93. Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

...

4. Việc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được áp dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này.

Điều 94. Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra."

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì con sinh trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được xác định là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.

Tại Khoản 1 Điều 97 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

"Điều 97. Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

...

Điều 98. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

...

2. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

3. Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con..."

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì sau khi sinh con, người mang thai hộ có trách nhiệm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ, bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Khi đó, quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra.

Do đó: Đối với trường hợp vợ chồng bạn nhờ người em gái trong dòng họ nhờ mang thai hộ giúp. Mọi vấn đề đều đã được sắp xếp ổn thỏa theo quy định của pháp luật. Nhưng sau khi sinh con thì người em gái không chịu giao con cho vợ chồng bạn đăng ký khai sinh, chăm sóc cho con mà có dự định sẽ giữ con lại nuôi luôn là trái với quy định của pháp luật thì vợ chồng bạn có thể sang nhà em gái để thỏa thuận lại về vấn đề này.

Trường hợp em gái bạn vẫn không giao con lại cho hai vợ chồng bạn mà vẫn khăng khăn giữ đứa trẻ lại để nuôi, thì vợ chồng bạn có thể khởi kiện roa Tòa án (nơi em gái bạn đang cư trú) để buộc em gái bạn phải thực hiện nghĩa vụ giao con lại cho vợ chồng bạn.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID trên điện thoại nhanh nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký khai tử mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Không yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận kết hôn khi đăng ký khai sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được ủy quyền đăng ký kết hôn không? Điều kiện kết hôn năm 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn tạm trú tối đa tại một nơi năm 2025 là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc nhập ngũ dành cho mọi đối tượng mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu tiễn tân binh lên đường nhập ngũ 2025 hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp lời chúc người yêu lên đường nhập ngũ 2025 hay nhất?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;