Phải được tòa tuyên bố thì mới được được coi là người mất năng lực hành vi dân sự?

Phải được tòa tuyên bố thì mới được được coi là người mất năng lực hành vi dân sự? Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự cần những điều kiện gì?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề này cần được giải đáp. Bà của tôi hiện tại đang có một khối u trong não và điều đó làm cho bà không còn thể nhận thức, làm chủ được những hành vi của bản thân mình nữa. Lúc này có thể xem bà tôi là người mất năng lực hành vi dân sự chưa vậy ạ hay là cần tòa tuyên bố về vấn đề này?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp vấn đề này giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn.

Phải được tòa tuyên bố thì mới được được coi là người mất năng lực hành vi dân sự?

Căn cứ Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 quy định mất năng lực hành vi dân sự như sau:

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Như vậy, để một người được coi là người mất năng lực hành vi dân sự thì thứ nhất phải có sự tuyên bố của Tòa án và thứ hai phải có kết luận giám định pháp y tâm thần. Tức là khi có yêu cầu, Tòa án sẽ phối hợp với bên cơ quan y tế để giám định pháp y tâm thần đối với người được cho là mất năng lực hành vi dân sự và quyết định tuyên bố của Tòa án phải dựa trên kết quả giám định đó.

Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự cần những điều kiện gì?

Tại Điều 49 Bộ luật dân sự 2015 cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Vắng mặt bao lâu thì bị xóa đăng ký thường trú?
Hỏi đáp Pháp luật
Người trên 18 tuổi có được nhận làm con nuôi không? Những đối tượng nào không được nhận con nuôi?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt định cư nước ngoài có được cấp thẻ căn cước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn theo Thông tư 04 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, người có năm sinh nào khám nghĩa vụ quân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tham gia Dân quân tự vệ có được miễn nghĩa vụ quân sự 2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp nào? Các trường hợp nào thực hiện cấp đổi thẻ căn cước?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cước điện tử là gì? Căn cước điện tử bị khóa trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cửa khẩu đường hàng không cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là gì? Nội dung khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;