Người đồng tính kết hôn có được pháp luật thừa nhận?

Người đồng tính kết hôn có được pháp luật thừa nhận?

Cộng đồng LGBT viết tắt gồm Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender/ transsexual people là cộng đồng người đồng tính trên thế giới. Ở Việt Nam cộng đồng LGBT bao gồm người đồng tính, song tính, người chuyển giới, cộng đồng này có số lượng khá cao tuy chưa có ước tính cụ thể.

Nhìn chung, thái độ xã hội của nhiều người tại Việt Nam đối với cộng đồng đồng tính là mang tính kỳ thị ở các mức độ khác nhau hoặc họ không thể hiện thái độ rõ ràng như phớt lờ, không quan tâm tới người đồng tính. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ người dân đa số người trẻ tuổi có thái độ cởi mở với người đồng tính, và chính người trẻ tuổi hay những người trong cộng đồng LGBT mạnh dạn mở các chương trình tạo nên mối quan hệ thay đổi lối suy nghĩ nhiều người về người đồng tính.

 Theo pháp luật Việt Nam để có thể kết hôn, người muốn kết hôn phải có năng lực hành vi, phải đạt đến độ tuổi theo luật định và phải chấp nhận kết hôn một cách tự nguyện.  

 Mặc dù Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2000 có quy định "cấm kết hôn giữa những người đồng giới"; tuy nhiên, Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014, bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Nhưng tại khoản 2 Điều 8 về điều kiện kết hôn lại có quy định : "Nhà nước không thừa nhận hôn nhân cùng giới tính".

 Như vậy, theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, nhà nước không cấm kết hôn giữa người đồng tính nhưng không thừa nhận việc kết hôn của họ. Có nghĩa là người đồng tính được kết hôn nhưng không được pháp luật bảo vệ  khi có tranh chấp xảy ra trong cuộc hôn nhân đó.

 Việc xác định giới tính khi không có tranh chấp thường được dựa vào giấy khai sinh của đương sự. Nếu giữa giới tính theo nội dung giấy khai sinh và giới tính theo biểu hiện bên ngoài có sự khác biệt rõ nét, thì thông thường viên chức hộ tịch sẽ nghĩ rằng giới tính theo nội dung giấy khai sinh đã được xác định do nhầm lẫn.

 Các nhà Pháp luật Việt Nam đang có cái nhìn cởi mở hơn đối với người đồng tính, bước đầu trong việc sửa đổi từ việc "cấm" kết hôn giữa người đồng giới sang việc "không cấm" việc kết hôn giữa những người này. Ngoài ra, với Bộ luật dân sự sửa đổi mới năm 2015, Nhà nước cũng công nhận cho người đồng tính có quyền chuyển đổi giới tính và thay đổi nhân thân, hộ tịch sau chuyển đổi. 

Căn cứ pháp lý:

Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

".....2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính."

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, người có năm sinh nào khám nghĩa vụ quân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tham gia Dân quân tự vệ có được miễn nghĩa vụ quân sự 2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp nào? Các trường hợp nào thực hiện cấp đổi thẻ căn cước?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cước điện tử là gì? Căn cước điện tử bị khóa trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cửa khẩu đường hàng không cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là gì? Nội dung khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Những nội dung nào Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định?
Hỏi đáp Pháp luật
Những nội dung nào doanh nghiệp nhà nước phải công khai khi thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị phạt tù không? Tiêu chuẩn gọi nhập ngũ năm 2025 là gì?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;