Người bị tạm giữ, tạm giam được gặp ai? Người bị tạm giam vẫn có quyền bầu cử?

Người bị tạm giữ, tạm giam được gặp ai? Người bị tạm giữ chỉ được gặp thân nhân duy nhất 01 lần trong suốt thời gian tạm giữ có đúng không? Người bị tạm giam vẫn có quyền bầu cử chứ?

Người bị tạm giữ, tạm giam được gặp ai?

Người bị tạm giữ, tạm giam được gặp ai? Cho mình hỏi trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam thì người bị tạm giữ, tạm giam được gặp những ai? 

Trả lời:

Theo Điểm d và Điểm e Khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì người bị tạm giữ, người bị tạm giam có quyền:

- Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;

Trong đó, thân nhân là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại (Khoản 8 Điều 3).

Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự.

Như vậy, trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam thì người bị tạm giữ, tạm giam được gặp những người được liệt kê nêu trên.

Người bị tạm giữ chỉ được gặp thân nhân duy nhất 01 lần trong suốt thời gian tạm giữ?

Người bị tạm giữ chỉ được gặp thân nhân duy nhất 01 lần trong suốt thời gian tạm giữ? Người bị tạm giữ chỉ được gặp thân nhân duy nhất 01 lần trong suốt thời gian bị tạm giữ có đúng không?

Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định:

Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.

Khoản 2 Điều 118 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 có quy định về thời hạn tạm giữ, trong đó:

Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.

...

Như vậy, theo quy định pháp luật có thể gia hạn tạm giữ không quá 02 lần. Căn cứ quy định trên thì trường hợp có gia hạn 2 lần thì trong thời gian tạm giữ này người bị tạm giữ được phép gặp thân nhân đến 03 lần, trường hợp không bị gia hạn tạm giữ thì trong thời gian tạm giữ người bị tạm giữ chỉ được phép gặp thân nhân 01 lần duy nhất.

Người bị tạm giam vẫn có quyền bầu cử?

Người bị tạm giam vẫn có quyền bầu cử? Nhờ tư vấn các quyền của người bị tạm giam. Nghe nói họ vẫn có quyền bầu cử đúng hay không?

Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định: Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:

- Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;

Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;

- Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;

- Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;

- Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;

- Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;

- Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;

- Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;

- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;

- Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.

Như vậy theo quy định này thì người bị tạm giam vẫn được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Link tham gia Hội thi Tự hào sử Việt 2024? Bao nhiêu tuổi thì được xét kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Con của người nước ngoài có được đăng ký khai sinh ở Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 26/11/2024, điều kiện thành lập Hội được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất? Điều kiện hưởng thừa kế quyền sử dụng đất được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, lao động nữ nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài sản chung của vợ chồng gồm những gì? Các yếu tố được xem xét trong phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn?
Hỏi đáp Pháp luật
Vắng mặt bao lâu thì bị xóa đăng ký thường trú?
Hỏi đáp Pháp luật
Người trên 18 tuổi có được nhận làm con nuôi không? Những đối tượng nào không được nhận con nuôi?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt định cư nước ngoài có được cấp thẻ căn cước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn theo Thông tư 04 và hướng dẫn cách viết?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;