Mẫu Văn bản cam kết tài sản riêng của vợ chồng 2023?

Xin hỏi: Mẫu Văn bản cam kết tài sản riêng của vợ chồng 2023?- Câu hỏi của chị Vy (Bình Dương).

Mẫu Văn bản cam kết tài sản riêng của vợ chồng 2023?

Anh/chị có thể tham khảo một số mẫu Văn bản cam kết tài sản riêng của vợ chồng sau đây:

Mẫu tham khảo số 1:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

VĂN BẢN CAM KẾT VỀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG

 

Hôm nay, ngày …../……/……, tại……………….Chúng tôi gồm:………………………

Tôi là…….., sinh năm….., mang chứng minh nhân dân số…… do công an…… cấp ngày ……, đăng ký hộ khẩu thường trú tại……, có vợ là bà…., sinh năm….., mang chứng minh nhân dân số…..do công an…..cấp ngày….., đăng ký hộ khẩu thường trú tại……..

Bằng văn bản này, tôi xin khẳng định: Quyền sở hữu toàn bộ ngôi nhà và quyền sử dụng đất tại: thửa đất số….., Tờ bản đồ số….., địa chỉ………– theo “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” số …..; Số vào sổ cấp GCN:………., do ………… cấp ngày ……, là tài sản riêng của vợ (chồng) tôi (…….);

Tôi không có đóng góp gì trong việc hình thành tài sản nêu trên và chúng tôi chưa có một thỏa thuận nào về việc sáp nhập tài sản này vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Kể từ ngày tôi lập và ký văn bản này, bà ….. được toàn quyền thực hiện các quyền của chủ sở hữu/ sử dụng đối với tài sản nêu trên, theo quy định của Pháp luật.

Tôi xin cam đoan:

- Những thông tin về nhân thân, tài sản và nội dung cam kết trong văn bản này là đúng sự thật.

- Văn bản cam kết này được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc và không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của cá nhân tôi.

- Tôi đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc cam kết và đồng ý ký tên dưới đây để làm bằng chứng.

 

Người cam kết

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu tham khảo số 2:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

VĂN BẢN CAM KẾT TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ/CHỒNG

 

Hôm nay, ngày…/…./……, tại ……………………….

Tôi là………………, sinh năm ….., mang Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số…………. do ……….cấp ngày…………, hộ khẩu thường trú tại:…………………., có vợ (chồng) là bà (ông)…………….., sinh năm …., mang Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số……..do …… cấp ngày……….., thường trú tại: ………………………

Tôi có mời …. người làm chứng cho việc lập “Văn bản cam kết tài sản riêng vợ/chồng” này là:

- Ông (bà): …………… sinh năm……, mang Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số………do ………cấp ngày……..và

- Ông (bà):……………. , sinh năm….., mang Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số……….do ……..cấp ngày………..

Tôi lập văn bản cam kết này với các nội dung cụ thể như sau:

Bằng văn bản này, tôi xin khẳng định: …………… (tài sản) thuộc về cá nhân bà (ông)………. Tôi hoàn toàn không có đóng góp gì và tự nguyện khước từ tất cả những quyền lợi của tôi (nếu có) phát sinh từ ……………nêu trên.

Kể từ ngày ký văn bản này, bà (ông) được toàn quyền định đoạt đối với tài sản nêu trên theo quy định của Pháp luật;

Tôi cam đoan việc cam kết nêu trên là hoàn toàn tự nguyện, không có vướng mắc và không kèm theo bất kỳ một điều kiện nào.

Tôi cam kết sẽ không khiếu kiện hoặc tranh chấp gì về các quyền lợi phát sinh từ ………… nêu trên và tự nguyện ký tên/điểm chỉ vào văn bản này để làm bằng chứng.

NGƯỜI LẬP CAM KẾT

 

 

XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG

      Chúng tôi, ………………………- những người được ông (bà):…………… mời làm chứng, xác nhận: Ông (bà)……..đã tự nguyện lập và ký văn bản này trong trạng thái tinh thần tỉnh táo, sáng suốt. Chúng tôi ký tên dưới đây để làm bằng chứng.

 

Mẫu tham khảo số 3:

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 VĂN BẢN CAM KẾT TÀI SẢN RIÊNG

 

Hôm nay, ngày….  tháng …  năm ….., tại ……………………….

Tôi là: ...........            Sinh năm: .......                                

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: ....... do .......... cấp ngày ..........

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………….

Và chồng tôi là ông: ...........         Sinh năm: .......                                

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: ....... do .......... cấp ngày ..........

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………….

Chúng tôi là vợ chồng theo Giấy chứng nhận kết hôn số .... quyển số ..... do UBND ............. đăng ký ngày ........

Bằng văn bản này tôi xin cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung sau đây:

  1. Ông ….. là chủ sử hữu, chủ sử dụng hợp pháp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất tại địa chỉ: …………. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số …., số vào sổ cấp GCN………. do ……… cấp ngày ………, đứng tên …….

Thông tin cụ thể về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất như sau:

 * Quyền sử dụng đất:

- Thửa đất số: …………………………………..…….…..

- Tờ bản đồ số: ……………………………………..….…

- Địa chỉ thửa đất: ……………………………………..…

- Diện tích: … m2 (Bằng chữ: …………………. mét vuông)

- Hình thức sử dụng: ……………………………….…….

- Mục đích sử dụng: ………………………………………

- Thời hạn sử dụng: …………………………………….....

Nguồn gốc sử dụng: Nhận tặng cho đất …………………..

* Tài sản gắn liền với đất:

- Loại nhà: ..........................;   - Diện tích sàn xây dựng:  ..............m2

- Kết cấu nhà:  .................... ;   - Số tầng: ..................................

- Thời hạn sử dụng................. ;  - Năm hoàn thành xây dựng : ………….

  1. Bằng văn bản này, tôi xin cam kết như sau:

- Quyền sử dụng đất nêu trên là do vợ/chồng tôi - bà/ông........ được bố mẹ tặng cho riêng, tôi không có bất cứ một sự đóng góp nào vào việc tạo lập khối tài sản nêu trên.

- Việc cam kết tài sản riêng không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào. Văn bản cam kết này sẽ bị vô hiệu nếu có sở sở xác định việc lập văn bản cam kết nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản.

- Những thông tin về nhân thân về tài sản trong văn bản cam kết này là đúng sự thật.

-Văn bản cam kết này được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc.
- Nội dung của văn bản cam kết theo đúng qui định pháp luật, đạo đức xã hội.

- Tôi đã đọc lại văn bản cam kết này và đồng ý toàn bộ nội dung trên, đồng thời ký, điểm chỉ vào văn bản cam kết này trước sự chứng kiến của công chứng viên.

 

NGƯỜI CAM KẾT

(Ký, ghi rõ họ tên và điểm chỉ)

 

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau kết hôn được xác định là tài sản riêng trong trường hợp nào?

Tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Như vậy, quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau kết hôn được xác định là tài sản riêng nếu vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Mẫu Văn bản cam kết tài sản riêng của vợ chồng 2023? (Hình từ Internet)

Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ có phải là tài sản riêng không?

Tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP có quy định về tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật như sau:

Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật

1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Như vậy, quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ là tài sản riêng của vợ, chồng.

Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt có bắt buộc phải có đồng ý cả vợ chồng không?

Tại Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau:

Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng

1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.

3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

Như vậy, hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt bắt buộc phải có sự đồng ý của 2 vợ chồng.

Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm những tài sản nào?

Tai Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP có quy định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm:

- Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.

- Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp nào? Các trường hợp nào thực hiện cấp đổi thẻ căn cước?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cước điện tử là gì? Căn cước điện tử bị khóa trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cửa khẩu đường hàng không cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là gì? Nội dung khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Những nội dung nào Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định?
Hỏi đáp Pháp luật
Những nội dung nào doanh nghiệp nhà nước phải công khai khi thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị phạt tù không? Tiêu chuẩn gọi nhập ngũ năm 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các bệnh về thần kinh không đi nghĩa vụ quân sự 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 là khi nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;