Mang thai hộ là gì? Người mẹ nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không?

Mang thai hộ là gì? Người mẹ nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không? Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi đáp ứng các điều kiện nào?

Mang thai hộ là gì?

Căn cứ khoản 22, khoản 23 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...

22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

23. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

...

Theo quy định trên, mang thai hộ là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con cho người khác. Người nhận con là cha mẹ của đứa trẻ, chứ không phải người mang thai hộ. Có 02 hình thức mang thai hộ:

[1] Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

[2] Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

Mang thai hộ là gì? Người mẹ nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không? (Hình từ Internet)

Người mẹ nhờ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không?

Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Như vậy, người mẹ nhờ mang thai hộ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì được hưởng chế độ thai sản.

Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi đáp ứng các điều kiện nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện để vợ chồng được quyền nhờ người mang thai hộ như sau:

Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

b) Vợ chồng đang không có con chung;

c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, vợ chồng được quyền nhờ người mang thai hộ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

- Vợ chồng đang không có con chung;

- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Lưu ý: Việc mang thai hộ phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản, không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 25 tháng 11 là ngày gì? Ngày 25 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Quốc phòng hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 21/10/2024, đối tượng nào được miễn lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước?
Hỏi đáp Pháp luật
Hộ nghèo có được miễn nghĩa vụ quân sự 2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 73/2024/TT-BTC quy định mức thu, miễn, chế độ thu, nộp lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước?
Hỏi đáp Pháp luật
Link tham gia Hội thi Tự hào sử Việt 2024? Bao nhiêu tuổi thì được xét kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Con của người nước ngoài có được đăng ký khai sinh ở Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 26/11/2024, điều kiện thành lập Hội được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất? Điều kiện hưởng thừa kế quyền sử dụng đất được quy định thế nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;