Kiện vì không xin được trổ cửa

Theo sổ đỏ của bà ngoại tôi là 324 mét vuông chia cho bốn người con. Người thứ nhất được 131 met  Người thứ hai được 53 met Người thứ ba được 74 met Người thứ tư được 66 met Có chừa con đường đi là 41,6 met để đi chung, cái đường này không nằm trong sổ đỏ của bà ngoại tôi vì theo luật đất đai đường đi không được cho vào sổ đỏ nhưng thực tế chúng tôi đã sử dụng trước giải phóng cho đến nay, bà kế bên có miếng đất dùng kẽm gai để làm hàng rào xác định ranh giới giữa chúng tôi, đây là ranh giới thẳng không có thể hiện con đường nào khác trên sổ đỏ. Mảnh đất trước đây của bà kế bên có con đường thẳng vào miếng đất của bà nhưng bà lại bán đi lối đi trên cho người khác. Nay bà kế bên tự ý trổ cửa sang con đường của chúng tôi, chúng tôi không đồng ý thì bà thưa chúng tôi ra tòa, sau nhiều lần hòa giải chúng tôi vẫn kiên định giữ vững ý kiến không đồng ý cho bà kế bên trổ cửa sang phần đất của chúng tôi. Nay tòa tuyên án chúng tôi phải mở con đường đó cho bà kế bên đi, vậy xin hỏi luật sư tòa tuyên án như thế có đúng không?

​Như bạn trình bày thì con đường đi 41,6m này không thuộc sở hữu của riêng ai và hiện nay gia đình bà kế bên không có lối đi nào khác thì việc Tòa án tuyên các bạn phải mở con đường đó cho bà kế bên đi là có căn cứ, theo quy định tại:

Khoản 1 Điều 271 Bộ luật dân sự 2005: "Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng" ,

Điều 273 BLDS: "Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác",

Khoản 1 Điều 275 BLDS: ".Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi"

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tài sản chung của vợ chồng gồm những gì? Các yếu tố được xem xét trong phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn?
Hỏi đáp Pháp luật
Vắng mặt bao lâu thì bị xóa đăng ký thường trú?
Hỏi đáp Pháp luật
Người trên 18 tuổi có được nhận làm con nuôi không? Những đối tượng nào không được nhận con nuôi?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt định cư nước ngoài có được cấp thẻ căn cước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn theo Thông tư 04 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, người có năm sinh nào khám nghĩa vụ quân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tham gia Dân quân tự vệ có được miễn nghĩa vụ quân sự 2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp nào? Các trường hợp nào thực hiện cấp đổi thẻ căn cước?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cước điện tử là gì? Căn cước điện tử bị khóa trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cửa khẩu đường hàng không cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử năm 2024?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;