Tôi và anh sống chung với nhau từ năm 2015 đến nay, cả hai bên gia đình nội ngoại đều biết, nhưng hai chúng tôi không có đăng ký kết hôn, chúng tôi hiện tại có một số tài sản chung và hai đứa con chung. Nay chúng tôi cảm thấy không hợp nữa thì có thể nhờ tòa giải quyết cho ly hôn, chia con ra để nuoi dưỡng và chia tài sản chung hay không?

"> Tôi và anh sống chung với nhau từ năm 2015 đến nay, cả hai bên gia đình nội ngoại đều biết, nhưng hai chúng tôi không có đăng ký kết hôn, chúng tôi hiện tại có một số tài sản chung và hai đứa con chung. Nay chúng tôi cảm thấy không hợp nữa thì có thể nhờ tòa giải quyết cho ly hôn, chia con ra để nuoi dưỡng và chia tài sản chung hay không?

">

Không đăng ký kết hôn, có yêu cầu ly hôn được không?

Tôi và anh sống chung với nhau từ năm 2015 đến nay, cả hai bên gia đình nội ngoại đều biết, nhưng hai chúng tôi không có đăng ký kết hôn, chúng tôi hiện tại có một số tài sản chung và hai đứa con chung. Nay chúng tôi cảm thấy không hợp nữa thì có thể nhờ tòa giải quyết cho ly hôn, chia con ra để nuoi dưỡng và chia tài sản chung hay không?

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

Ngoài ra, Tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

"Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn."

Như vậy: Trường hợp bạn và anh ấy sống chung với nhau từ năm 2015 đến nay, dù cả hai bên gia đình nội ngoại đều biết, nhưng hai bạn không có đăng ký kết hôn nên giữa hai bạn không xác lập mối quan hệ hôn nhân vợ chồng theo quy định của pháp luật. Nên không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng

Do đó: Trường hợp bạn và anh ấy cảm thấy không hợp nữa và muốn ly hôn thì được giải quyết theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Mặt khác, Tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có quy định:

"Điều 3. Thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

...

4. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn (không phân biệt có vi phạm điều kiện kết hôn hay không) và có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý, giải quyết và áp dụng Điều 9 và Điều 14 của Luật hôn nhân và gia đình tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ. Nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình."

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án nơ hai người đang cư trú tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa bạn và anh ấy.

Trường hợp bạn đồng thời có yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa bạn và anh ấy thì Tòa án giải quyết như sau:

- Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con được thực hiện theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng bạn và anh ấy được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của bạn (là phụ nữ) và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cước điện tử là gì? Căn cước điện tử bị khóa trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cửa khẩu đường hàng không cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là gì? Nội dung khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Những nội dung nào Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định?
Hỏi đáp Pháp luật
Những nội dung nào doanh nghiệp nhà nước phải công khai khi thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị phạt tù không? Tiêu chuẩn gọi nhập ngũ năm 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các bệnh về thần kinh không đi nghĩa vụ quân sự 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục ngành, nghề chuyên môn của công dân nữ phù hợp yêu cầu Quân đội nhân dân năm 2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;