Hành vi bạo lực gia đình

Sau khi lấy chồng, bạn tôi thường xuyên bị thành viên trong gia đình chồng đánh đập gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Xin hỏi quý báo, pháp luật quy định như thế nào là hành vi bạo lực gia đình? Những hành vi xâm hại sức khỏe người khác có thể bị xử phạt như thế nào?

Điều 2, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, quy định về các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục; e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; g) Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở (Khoản 1). Hành vi bạo lực quy định tại Khoản 1 điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng (Khoản 2).

Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình có thể bị xem xét xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 49, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình, như sau: 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình. 2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 điều này.

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các bệnh về thần kinh không đi nghĩa vụ quân sự 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục ngành, nghề chuyên môn của công dân nữ phù hợp yêu cầu Quân đội nhân dân năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự năm 2025?
lawnet.vn
Trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu mới nhất 2024? Giao dịch dân sự vô hiệu có hậu quả pháp lý gì?
lawnet.vn
Thẻ căn cước có được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh không?
lawnet.vn
Căn cước điện tử được hiểu như thế nào? Được cấp tối đa bao nhiêu thẻ căn cước điện tử?
lawnet.vn
Khi nào áp dụng thừa kế theo pháp luật? Người thừa kế nào không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?
lawnet.vn
Đăng ký thường trú tại nhà thuê phải đáp ứng điều kiện gì? Hồ sơ đăng ký thường trú tại nhà thuê gồm có những gì?
lawnet.vn
Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nào?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;