Chia thừa kế cho người đã mất tích như thế nào?

Chia thừa kế cho người đã mất tích như thế nào? Xin kính chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Nguyễn Thị Phương, hiện đang sinh sống và làm việc tại Quận Tân Bình, TP. HCM, tôi có vấn đề thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn. Hồi tháng 03/2017, ông nội tôi mất (không có di chúc), có để lại một số tiền khác lớn. Nay ba và các cô, chú định chia thừa kế mỗi người 120 triệu đồng để lấy vốn làm ăn. Riêng chú út của tôi, đi đâu không rõ tung tích đã mấy năm trời và cũng được tòa án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của vợ chú ấy. Vậy khi chia thừa kế, ba và các cô chú của tôi có cần chia phần thừa kế cho chú út không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! PhuongThi Nguyen (phuongtimbuon_havy@yahoo.com)

Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì không có điều khoản nào phủ nhận quyền nhận thừa kế, do đó, khi chia thừa kế, chú út bạn vẫn được hưởng một suất thừa kế.

Về việc chia di sản của ông nội bạn, vì không có di chúc nên theo Điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015, di sản sẽ được chia theo pháp luật.

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 651 thì ba của bạn cùng các cô, chú, kể cả chú út được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất và được chia phần thừa kế như nhau. Căn cứ trên số tiền ông nội bạn để lại, di sản sẽ được chia đều cho tất cả những người ở hàng thừa kế thứ nhất.

Khi đã hoàn tất việc chia di sản thì phần chú út bạn được hưởng cũng chính là tài sản của chú ấy. Do đang mất tích nên việc quản lý phần di sản này sẽ được thực hiện theo Điều 69 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này.

Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc chia thừa kế cho người đã mất tích. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Vắng mặt bao lâu thì bị xóa đăng ký thường trú?
Hỏi đáp Pháp luật
Người trên 18 tuổi có được nhận làm con nuôi không? Những đối tượng nào không được nhận con nuôi?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt định cư nước ngoài có được cấp thẻ căn cước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn theo Thông tư 04 và hướng dẫn cách viết?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, người có năm sinh nào khám nghĩa vụ quân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tham gia Dân quân tự vệ có được miễn nghĩa vụ quân sự 2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp nào? Các trường hợp nào thực hiện cấp đổi thẻ căn cước?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cước điện tử là gì? Căn cước điện tử bị khóa trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cửa khẩu đường hàng không cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là gì? Nội dung khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025?
Tác giả: LawNet
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;